Dệt may, da giày 'đỏ mắt' tìm lao động
Sau đợt cắt giảm người năm ngoái, ngành dệt may, da giày giờ chật vật tuyển lại vì lao động về quê không trở lại hoặc đi bán hàng online.
Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may và da giày bắt đầu khởi sắc sau năm 2020 suy giảm vì Covid-19. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may quý đầu năm là 7,21 tỷ USD, tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ 2020. Trong khi đó, xuất khẩu giày dép đạt 4,79 tỷ USD, tăng đến 14,8%.
Tuy nhiên, khi đơn hàng bắt đầu tăng lên, các doanh nghiệp hai ngành này phải chật vật tuyển lao động. Tại TP HCM và Bình Dương, mức lương lao động phổ thông chào mời đang dao động 5 đến 12 triệu đồng mỗi tháng, đi kèm các chế độ ăn trưa, bảo hiểm theo quy định. Thậm chí, có xưởng may tư nhân còn chấp nhận trả mức lương 15 triệu đồng mỗi tháng nhưng vẫn khó tìm người.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may, thêu đan TP HCM cho biết, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, năm ngoái nhiều công ty đã tiến hành cắt giảm lao động. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2021, thị trường phục hồi, đơn hàng tăng trở lại, nguồn cung lao động sụt giảm, gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.
"Số lao động đã nghỉ việc, trở về quê và quay lại TP HCM không dồi dào như trước, do hiện nay các địa phương cũng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, người lao động có nhiều lựa chọn. Họ chọn công việc ở quê, gần nhà với mức thu nhập hợp lý hơn là quay trở lại thành phố", ông Hồng cho biết.
Công nhân làm việc trong một công ty may mặc ở Khu công nghiệp Tân Đô, Long An
Tình trạng cũng tương tự tại Bình Dương, một trong những trung tâm lớn của dệt may, da giày cả nước. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương cho biết, nhu cầu tuyển dụng lao động ngành dệt may và da giày tỉnh này đang vào khoảng 11.000-13.000 người, với lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn.
"Việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp ngành dệt may và da giày cũng gặp khó khăn chung là chưa thể tuyển đủ, kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất", ông Tuyên nói.
Ngoài nguyên nhân lao động năm ngoái nghỉ về quê và ở lại, theo ông Tuyên, việc tìm người gặp khó khăn do từ đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp bắt đầu phục hồi, cộng với một lượng đáng kể doanh nghiệp mới thành lập. Nhu cầu nhân sự vì thế tăng lên nhưng người tìm việc đang có xu hướng mới.
Thứ nhất, một nhóm lao động giờ có điều kiện để học tập, học nghề, tham gia các hoạt động kinh tế tự do, hoạt động kinh tế gia đình hoặc tự tạo công việc nên không muốn làm tại các doanh nghiệp. Thứ hai, do có nhiều chào mời nên người tìm việc rất cân nhắc, xem mức lương và chế độ làm việc có đúng yêu cầu hay không.
"Hoạt động kinh tế tự do" đang nổi lên thời gian gần đây là bán hàng trực tuyến. Tại một hội nghị đầu tháng 4, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, một số lao động nữ giờ chọn bán hàng online chứ không muốn làm việc ở khu công nghiệp nữa.
Trước đó, một doanh nghiệp điện tử "than thở" khó tìm lao động phổ thông vì nhiều người đổ xô đi bán hàng online. Còn thông tin mới đây của ông Nguyễn Hoàng Tiến, CEO Seedcom, một công ty đầu tư có tham gia nhiều vào thương mại điện tử cho biết, năm ngoái, có khoảng 2 triệu người từ người mua hàng chuyển sang bán hàng online.
Hiện ngành dệt may có khoảng 7.000 doanh nghiệp, sử dụng 3 triệu lao động. Chín tháng đầu năm ngoái, vì đại dịch nên gần 90% doanh nghiệp giảm giờ làm thêm, 65% giảm chi phí ngoài lương. Cùng với đó, 40,7% cho 20-50% lao động nghỉ việc không lương và 11,1% phải cho một phần nhỏ (dưới 20%) thôi việc, theo VITAS. Giờ đây, khi bắt đầu có khả năng tuyển lại, ngành dệt may phải bước vào "cuộc chiến" giành lao động phổ thông với các ngành khác và trào lưu "kinh tế tự do".
"Thách thức rất lớn hiện nay là cạnh tranh lao động. Nhờ các FTA mà vốn đầu tư nhiều nước đổ về Việt Nam. Nhưng nó tạo ra vấn đề cực kỳ nguy hiểm cho dệt may, gia dày - vốn là những ngành thâm dụng lao động - là thiếu lao động. Chúng ta đang cạnh tranh lao động rất kinh khủng, tìm không ra người", bà Mai nói.
Phía da giày cũng "đỏ mắt" tìm người không kém. Ngành này có hơn 2.000 doanh nghiệp và sử dụng 1,5 triệu lao động. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tòng, chuyên gia có 20 năm làm việc trong ngành này nói rằng, các doanh nghiệp "vô cùng khó khăn" trong thực hiện các đơn hàng vì vất vả trong thu hút lao đông làm việc trở lại.
Có một số giải pháp đã được cơ quan quản lý và các chuyên gia đề ra để giải "cơn khát" người của dệt may và da giày. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Dương nói sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường các hoạt động về thông tin thị trường lao động nhằm kết nối nhanh nhất, hữu hiệu nhất giữa người lao động và nhà tuyển dụng.
Tỉnh này cũng sẽ đẩy mạnh việc liên kết thông tin tuyển dụng lao động với các tỉnh đang dôi dư lao động như: Kon Tum, DakLak, Ninh Thuận, Cà Mau, Sóc Trăng... để đưa lao động về Bình Dương làm việc; đồng thời thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp để kết nối người lao động nghỉ việc trở lại làm tại các doanh nghiệp có nhu cầu.
Còn theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may, thêu đan TP HCM, giải pháp trong thời gian tới là doanh nghiệp trong ngành nên đầu tư thêm máy móc tự động để thay thế số lượng lao động bị sụt giảm, cùng với việc đào tạo tay nghề cho lao động để nâng cao năng suất.
"Ngoài ra, một giải pháp có thể cân nhắc là vận động, thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động", ông Hồng khuyến nghị.
Theo Viễn Thông - VNexpress
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 54
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 74
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 89
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 204
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 65
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 183
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 181
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 217
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 198
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 159
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công