Danh mục nhóm ngành nghề
Tin nổi bật
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Hướng nghiệp GPO nhận thấy rằng dù theo học một ngành học, một chương trình đào tạo hay việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng đều cần tới sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chúng ta - những thế hệ tài năng của đất nước cần phải làm gì để có thể “định hướng nghề nghiệp”, “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” một cách đúng đắn nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Rất nhiều bạn học sinh luôn trăn trở nên học ngành gì, hay băn khoăn học trường này thì sau làm nghề gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của việc học chính là tìm kiếm một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bạn cần nhớ khi chọn nghề chính là sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Muốn vậy, bạn phải được tư vấn hướng nghiệp ngay từ đầu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hơn nữa, sự mông lung khi con cái định hướng tương lai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp xu hướng nghề nghiệp thay đổi. Mỗi ngày xu hướng việc làm lạii thay đổi chóng mặt, những loại hình nghề nghiệp mới mọc lên như nấm. Các ngành nghề truyền thống không còn thu hút và phù hợp. Thật khiến cho các bậc phụ huynh và con cái đau đầu trong việc định hướng.
Học sinh cuối cấp trung học phổ thông đang bước vào thời điểm gấp rút với các kỳ thi thử với các bài kiểm tra đánh giá thang điểm. Ắt hẳn các vị phụ huynh và các thí sinh sẽ không ít hoang mang trong thời gian này. Ngoài việc ôn thi trên lớp thì việc cha mẹ cùng con chuẩn bị một lộ trinh kĩ càng và xem xét các phương thức thi, tuyển sinh là vô cùng cần thiết.
Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và bạn thường nhận được lời khuyên lắng nghe hoài bão, đam mê để có lựa chọn công việc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng mất phương hướng, không biết mình thích gì cũng không có đam mê, sở thích nào đặc biệt xuất hiện khá phổ biến ở các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Vậy lựa chọn nghề nghiệp thế nào nếu như bạn chưa tìm thấy đam mê của mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cuốn sách là lời chia sẻ thiết thực, cũng như một lời động viên chân thành từ các chuyên gia giúp các bạn trẻ cân nhắc, suy nghĩ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp phía trước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
6 Thách Thức Với Những Người Theo Ngành Kế Toán
Bất kỳ công việc nào cũng đều có những khó khăn, thách thức của mình. Và ngành Kế toán cũng không ngoại lệ. Kế toán là công việc yêu cầu sự kỹ càng, tỉ mẩn, chuyên tâm cao. Bên cạnh đó, nó có mối liên hệ mật thiết với vấn đề tài chính và pháp lý. Hãy cùng Career.gpo.vn tìm hiểu 6 Thách thức với những người theo ngành kế toán qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khối lượng công việc lớn - Áp lực cao
Ngoài những công việc bàn giấy, nhân viên kế toán phải làm rất nhiều những công việc khác. Từ kiểm kho, ghi xuất, nhập tồn, phát lương đến in hóa đơn, làm các thủ tục… Khối lượng công việc rất lớn, đem lại nhiều áp lực.
Bên cạnh đó, thời điểm nhiều công việc nhất là thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm, mùa thuế, mùa kiểm toán... Họ phải tổng hợp lại giấy tờ, sổ sách, hóa đơn… Lập báo cáo tài chính, trình bày báo cáo tài chính… Do đó, tăng ca, về trễ, thậm chí mang sổ sách về nhà làm là những tình trạng không hiếm gặp.
Do tính chất công việc đòi hỏi độ chính xác cao, nên người làm kế toán luôn làm việc trong trạng thái căng thẳng. Bên cạnh đó, việc phải tuân theo những quy định, quy chuẩn sẽ khiến họ rất dễ rơi vào cảm giác mệt mỏi, chán nản. Dẫn đến tỉ lệ bỏ việc rất cao, đặc biệt là ở phụ nữ.
2. Luôn phải cập nhật những thông tư, văn bản pháp luật mới
Bởi công việc của kế toán liên quan chặt chẽ đến vấn đề tài chính và pháp lý. Chính vì vậy mà người làm kế toán phải thường xuyên cập nhật những thông tư, văn bản pháp luật, quy định mới…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán vào thực tế luôn gặp rất nhiều khó khăn từ những hạn chế như: hệ thống pháp luật; trình độ và năng lực của kế toán viên...
3. Cạnh tranh cao
Riêng ở Hà Nội có khoảng 30 trường đào tạo về tài chính, chưa kể các tỉnh, thành phố khác. Đồng nghĩa với việc, trung bình mỗi năm có đến hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán.
Số lượng cử nhân kế toán càng đông trong khi cơ hội việc làm có hạn. Một sinh viên ra trường phải cạnh tranh với rất, rất nhiều đối thủ khác. Nếu không trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng… thì khả năng phải nhường chỗ cho người khác là rất cao.
4. Mức lương không như tưởng tượng
Đa số những sinh viên sau khi ra trường thường không có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Bởi ở trường chỉ chú trọng đến dạy những nguyên lý, lý thuyết mà không tạo môi trường thực hành nhiều.
Chính vì thế mà những cử nhân mới tốt nghiệp thường chưa có một cái nhìn cụ thể về công việc kế toán. Do đó, các doanh nghiệp, tổ chức thường phải đào tạo từ đầu. Chính vì thế mà mức lương khởi điểm của một kế toán viên sẽ không cao.
5. Rủi ro tiềm ẩn
Đối với ngành kế toán, rủi ro không chỉ gặp ở những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm; mà cả những người có thâm niên kinh nghiệm cũng có thể mắc phải. Và những giấy tờ, hóa đơn hay sổ sách đều liên quan đến vấn đề tài chính, pháp lý.
Một sai sót rất nhỏ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến doanh nghiệp, thậm chí là tiềm tàng hậu quả trong tương lai. Tùy thuộc vào mức độ mà người kế toán viên sẽ chịu mức kỷ luật khác nhau.
6. Cám dỗ cao
Trong công tác kế toán, có rất nhiều “lỗ hổng” có thể “trục lợi” được. Trước cám dỗ ấy, rất nhiều người làm kế toán đã tận dụng những lỗ hổng này, đút thêm vào túi mình không ít tiền. Điều này dẫn đến việc họ sẽ luôn trong trạng thái lo sợ, bất an. Bởi nếu vì phát hiện, nhẹ thì bị xử phạm hành chính, nặng thì có thể sẽ bị truy tố hình sự.
Kết lại:
Kế toán là một công việc đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mẩn và nghiêm túc. Bên cạnh những khó khăn Career.gpo.vn đã trình bày bên trên thì công việc kế toán còn có rất nhiều thú vị đang chờ bạn khám phá phía trước. Career.gpo.vn chúc bạn thành công trong con đường sự nghiệp của mình.
Đọc thêm: 4 Câu Hỏi Giúp Bạn Hiểu Toàn Bộ Về Ngành Kế Toán
Thùy Leah
Bài viết khác
- Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi(46 lượt xem)
- Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm(66 lượt xem)
- 10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên(125 lượt xem)
- Học nông nghiệp ra làm nghề gì?(183 lượt xem)
- Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10(138 lượt xem)
- Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025(176 lượt xem)
- Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên(113 lượt xem)
- Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng(200 lượt xem)
- Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?(245 lượt xem)
- Ngành nghề của tương lai: Cơ hội lớn trong ngành vi mạch bán dẫn(147 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công