Bạn đã hiểu đúng về nghề Tester?
Trong thời đại 4.0 như hiện nay, các ngành nghề liên quan đến CNTT đều được săn đón ráo riết, và không thể không kể đến nghề Tester. Tuy nhiên có nhiều người chưa hiểu đúng về Tester, cũng như những yêu cầu và cơ hội việc làm đối với nghề này. Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng Hướng nghiệp Career.gpo.vn tìm hiểu nhé.
Những ngộ nhận phổ biến về nghề Tester
Hầu hết mọi người vẫn có những ngộ nhận sai lầm về nghề Tester như: bất cứ ai cũng có có thể làm Tester, làm Tester không cần đến kỹ năng lập trình, nhiệm vụ duy nhất của Tester là tìm ra lỗi phần mềm…
Sở dĩ tồn tại những nhận định như vậy là do có một số công ty tuyển nhân sự chỉ để thực hiện những công việc kiểm thử cơ bản như: nhập thông tin rồi quan sát kết quả trên màn hình, thực hiện công việc theo danh sách các test case có sẵn… Do vậy mà hầu như ai được hướng dẫn sơ qua đều có thể làm được. Tuy nhiên, việc sử dụng nhân lực thiếu kiến thức chuyên ngành sẽ dẫn đến việc họ sẽ không thực sự hiểu rõ về vấn đề mình đàn giải quyết và có thể xảy ra những sai sót trong quá trình thực hiện kiểm thử.
Vậy Tester là gì?
Tester (kiểm thử phần mềm) là người kiểm tra chất lượng phần mềm, tìm ra những sai sót hay những vấn đề thiếu sót của phần mềm trước khi đem vào sử dụng. Hay còn có thể ví như việc “vạch lá tìm sâu”.
Công việc của Tester là gì?
Khi sử dụng một phần mềm hay ứng dụng nào đó, người dùng vẫn thường nghĩ lập trình viên trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này không hoàn toàn sai, nhưng liệu bạn có từng nghĩ rằng các sản phẩm của họ sẽ trực tiếp đưa vào sử dụng ngay không? Câu trả lời là không. Bởi trước khi phát hành một sản phẩm, các công ty cần phải trải qua bước kiểm thử - và đây chính là công việc của các Tester.
Các Tester sau khi nhận được các chương trình phần mềm hay ứng dụng sẽ trực tiếp thẩm định, đánh giá chất lượng của phần mềm hay ứng dụng đó xem có đáp ứng được với các yêu cầu về nghiệp vụ cũng như kỹ thuật. Công việc của Tester thường gồm các giai đoạn như sau:
- Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị).
- Integration Test (Kiểm tra tích hợp).
- System Test (Kiểm tra mức hệ thống).
- Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) .
- Regression Test (Kiểm tra hồi quy).
Trải qua quá trình kiểm thử, các chương trình, phần mềm sẽ được phát hành với chất lượng tốt nhất, tối ưu nhất và đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.
Những yêu cầu đối với Tester
Để trở thành một Tester thực thụ, bạn cũng cần nắm vững những kĩ năng như:
- Nắm vững kỹ thuật máy tính, lập trình để xây dựng thêm tính năng cho phù hợp với nhu cầu dự án.
- Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của sản phẩm.
- Có khả năng phân tích tốt, tính sáng tạo cao.
- Học hỏi nhanh.
- Chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
- Khả năng giải quyết các mâu thuẫn (Phối hợp hài hòa với các lập trình viên).
- Có khả năng ngoại ngữ như Tiếng Anh để đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, tiếp cận với các kiến thức mới.
Nghề Tester tại Việt Nam hiện nay
Khái niệm Tester chỉ mới thực sự xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đó lại là một công việc cực kỳ "Hot" trong giới CNTT. Mặc dù vậy, đây lại là một ngành nghề thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng bởi hầu như chưa có một trường chuyên nghiệp nào đào tạo về Kiểm thử phần mềm. Tỉ lệ giữa lập trình và Tester tại Việt Nam là 1:5 (cứ 5 lập trình viên thì có 1 Tester) thay vì 1:3 theo chuẩn quốc tế.
Tại hội nghị quốc tế về kiểm thử phần mềm và kiểm thử tự động đã đưa ra nhận định: với đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành CNTT, chỉ trong vài năm tới Việt Nam sẽ thiếu khoảng 10.000 Tester. Tuy nhiên, với các lợi thế như: nguồn nhân lực có sẵn trình độ kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhanh, môi trường đầu tư an toàn và tỷ lệ thay đổi nhân sự thấp… Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trong ngành kiểm thử phần mềm.
Về thu nhập: mặc dù mức lương khởi đầu với các Tester mới vào nghề thường nằm ở mức trung bình từ 5 - 6 triệu đồng. Nhưng khi đạt đến một trình độ nghề nghiệp và năng lực nhất định, thu nhập có thể lên tới 15 hoặc 20 triệu. Con số ấy còn cao hơn nữa đối với những Tester làm việc trong công ty nước ngoài.
Kết luận
Tester là một ngành nghề đầy tiềm năng và triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập hấp dẫn. Chính vì thế mà xu hướng các bạn trẻ học Công nghệ thông tin làm việc tại vị trí Tester đang ngày càng tăng cao. Hướng nghiệp career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm công việc vô cùng hot hiện nay – Tester.
Hoàng Yếnn
Bài viết khác
Học ngành Đông phương học ra làm gì?
Ngày đăng: 14/12/2021 - Lượt xem: 2758
Trong nhiều mùa tuyển sinh, Đông phương học là một trong những ngành hot nhất khối ngành xã hội với điểm đầu vào cao "chót vót". Năm nay, Đông phương học một lần nữa gây bất ngờ khi lấy điểm chuẩn tới 29,5 điểm (khối C). Dù vậy, vẫn có nhiều người chưa thể hình dung học ngành này ra thì làm gì. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu...
Xem thêm [+]Học quản trị nhân lực ra làm gì? Cơ hội làm việc thế nào?
Ngày đăng: 14/12/2021 - Lượt xem: 2834
Học quản trị nhân lực ra làm gì? Đây chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều bạn khi chưa hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành học cũng như công việc tương lai của bạn khi theo học Quản trị nhân lực. Bạn hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo nhé.
Xem thêm [+]Tìm hiểu về nghề Trợ lý hành chính
Ngày đăng: 11/01/2021 - Lượt xem: 5737
Nếu bạn quan tâm đến nghề Trợ lý hành chính thì hãy tham khảo bài viết này của GPO để nắm bắt được các thông tin chi tiết về lĩnh vực này nhé!
Xem thêm [+]6 Kỹ năng cần có để trở thành doanh nhân thành đạt
Ngày đăng: 31/12/2020 - Lượt xem: 15562
Định nghĩa về kinh doanh có thể tập trung vào việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp, nhưng hầu hết các công ty khởi nghiệp phải đóng cửa trong vòng một năm do thiếu vốn, nhu cầu của thị trường không đủ, quản lý tài chính và ra quyết định không hiệu quả. Bối cảnh kinh doanh vẫn luôn cạnh tranh nhưng cũng ngày càng trở nên khó đoán. Vậy...
Xem thêm [+]TOP 5 chứng chỉ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán không thể bỏ qua
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 4568
Chứng chỉ không chỉ là minh chứng cho khả năng, trình độ chuyên môn của bạn mà còn là một trong những điều kiện cần và đủ cho sự nghiệp tương lai. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu TOP 5 chứng chỉ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán mà ai trong ngành cũng mong muốn có được.
Xem thêm [+]Chief Brand Officer – Giám đốc thương hiệu
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 3482
Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, là biểu tượng của sức mạnh kinh tế văn hóa và là trụ cột trong việc tối ưu hóa lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính điều đó, đã khiến nhu cầu tuyển dụng CBO (Giám đốc thương hiệu) của các doanh nghiệp ngày...
Xem thêm [+]8 kỹ năng không thể thiếu ở một nhân viên trợ lý hành chính
Ngày đăng: 22/10/2020 - Lượt xem: 3021
Nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau có nhu cầu tuyển các ứng viên có kỹ năng trợ lý hành chính. Trợ lý hành chính là một nền tảng của mọi cơ quan, có nhiệm vụ trợ giúp những nhân viên khác trong công việc. Và các kỹ năng cần thiết để quản lý các công việc hành chính cần phải luôn được rèn luyện và phát triển. Trong bài viết này,...
Xem thêm [+]Mobile Developer – nghề dành cho bạn trẻ đam mê công nghệ
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 5626
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo Việt Nam, số liệu mới nhấtđược Adsota phát hành, thị trường Việt Nam hiện có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng số dân 97,4 triệu dân, đạt tỉ lệ 44.9%, lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Chính điều đó đã kéo theo sự phát triển...
Xem thêm [+]Top 5 nghề lương cao dành cho dân Công nghệ thông tin năm 2020
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 4308
Theo TopDev, năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự ngành Công nghệ thông tin, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021. Chính điều đó đã khẳng định, Công nghệ thông tin là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO điểm tên “top 5” nghề lương cao dành cho các bạn...
Xem thêm [+]KOLs và Influencer có thực sự khác biệt?
Ngày đăng: 30/07/2020 - Lượt xem: 3326
Theo báo cáo của We are social, Influencer Marketing là một trong những loại hình phát triển nhất trong quảng cáo và dự kiến sẽ trở thành thị trường 5 – 10 tỷ USD vào năm 2020. ..
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công