Kinh nghiệm thực tiễn về Fintech từ tiến sĩ gốc Việt tại New Zealand
TS. Kinh tế Tài chính - Nguyễn Cao Cường là giảng viên cao cấp tại ĐH Lincoln (New Zealand) đã góp phần phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ về Fintech và Quản lý Đầu tư (Master of Fintech and Investment Management) tại Đại học Lincoln. Tiến sĩ cho biết lĩnh vực tài chính đang ở bước ngoặt quan trọng khi các công nghệ được sử dụng rộng rãi. Để đáp ứng với sự thay đổi chóng mặt trong thời đại nay, tiến sĩ chia sẻ rằng giải pháp tiên quyết đầu tiên cho cả giảng viên, sinh viên và người làm nghề là chủ động tự tìm tòi, bổ sung kiến thức liên quan và liên tục cập nhật xu thế. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
TS. Nguyễn Cao Cường luôn trau dồi kiến thức chuyên ngành, cập nhật xu hướng thời đại để thích nghi với fintech (công nghệ tài chính).
Với kinh nghiệm làm việc cho Prudential Group, UFJ Bank Japan và tư vấn tài chính, đầu tư, tiến sĩ Nguyễn Cao Cường cho biết, lĩnh vực tài chính đang ở bước ngoặt lớn khi các công nghệ mới áp dụng rộng rãi. "Bản thân các công nghệ này cũng được cải tiến liên tục để cho phép con người thực hiện được những điều mà chúng ta mong muốn từ trước hoặc chưa từng nghĩ tới", anh nói thêm.
Tiến sĩ Kinh tế Tài chính - Nguyễn Cao Cường, giảng viên cao cấp tại ĐH Lincoln (New Zealand)
Theo đó, quá trình này không chỉ giúp giải quyết những bài toán lâu năm trong ngành tài chính, ngân hàng, mà còn mở ra nhiều tính năng mới để phục vụ người dùng trong bối cảnh hiện nay. Với fintech - công nghệ tài chính, các mô hình và sản phẩm chưa từng có trong nhiều năm trước đã xuất hiện như ví điện tử (Mobile wallet), chuyển tiền ngang hàng (Peer-To-Peer transfer), thanh toán di động (Mobile payment), ngân hàng di động (Mobile banking), ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong hoạt động ngân hàng (Blockchain)...
Tiềm năng của Fintech tại Châu Á
Theo thống kê của trang Statista, tổng giá trị đầu tư vào các công ty fintech trên toàn thế giới đã tăng đáng kể từ năm 2010 đến năm 2019, đạt 215,4 tỷ USD, chạm mức 121,5 tỷ USD cho năm 2020 và 98 tỷ USD trong năm nửa đầu năm 2021. Trong đó, khu vực Châu Á Thái Bình Dương là nơi có ngành công nghiệp fintech đang phát triển cao nhất trên thế giới, với một số công ty lớn nhất trên toàn cầu có trụ sở tại khu vực này. Ngành công nghiệp fintech tại đây bao gồm các thị trường lớn, đã trưởng thành như Trung Quốc, các thị trường mới nổi nhỏ hơn với tỷ lệ chấp nhận fintech cao, số lượng người dùng đứng đầu trên thế giới và được dự báo tạo ra nhiều doanh thu nhất.
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá Việt Nam là thị trường rất tiềm năng cho fintech. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng Đại học Quốc gia TP HCM (VNUHCM-IBT), hiện có hơn 154 công ty hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Trong khi đó, năm 2017, con số này chỉ chạm mốc 44.
Những điều cần chuẩn bị trước làn sóng số hóa tài chính
Sự phát triển mạnh mẽ của fintech trên toàn thế giới và Việt Nam đòi hỏi người học hay làm việc trong lĩnh vực tài chính cần đổi mới bản thân, nâng cao trình độ mỗi ngày để bắt kịp xu hướng. Với kinh nghiệm học tập và làm việc tại Việt Nam, Nhật Bản, Australia và New Zealand, Tiến sĩ Nguyễn Cao Cường chia sẻ, để đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng này, giải pháp tiên quyết đầu tiên cho cả giảng viên, sinh viên và người làm nghề là chủ động bổ sung kiến thức liên quan tới chuyên ngành và cập nhật xu thế thời đại.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Cao Cường, giảng viên, sinh viên và người làm nghề nên chủ động bổ sung kiến thức liên quan tới chuyên ngành và cập nhật xu thế thời đại.
Là giảng viên cũng như chuyên gia trong lĩnh vực, anh cũng thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nâng cao về phương pháp và kỹ năng giảng dạy tại New Zealand, Mỹ, châu Âu và hội thảo chuyên ngành của các hiệp hội tài chính. Tiến sĩ Cao Cường khẳng định: "Điều này giúp tôi nắm bắt những thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề mới và có những điều chỉnh và sáng tạo riêng trong cách giảng dạy, từ đó, giúp sinh viên đáp ứng được những yêu cầu trong công việc của thời đại mới".
Trên tinh thần đó, Tiến sĩ Cao Cường đã góp phần phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ về Fintech và Quản lý Đầu tư (Master of Fintech and Investment Management) tại Đại học Lincoln nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế số hóa. Với sự kết hợp kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin vào nền tảng chuyên môn về tài chính, chương trình tạo điều kiện ứng dụng kiến thức vào thực tế, từ đó, mang tới tạo cơ hội cho các bạn trẻ phát triển toàn diện, thích nghi với môi trường làm việc tương lai. Anh cho biết, Đại học Lincohn là trường đầu tiên tại New Zealand mang fintech vào giảng dạy như một môn học độc lập.
Chương trình được xây dựng trên kinh nghiệm và tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực, bao gồm ba giai đoạn: kiến thức nền, kiến thức chuyên sâu và thực hành. Với giai đoạn đầu, sinh viên sẽ học về tài chính, quản lý và phát triển phần mềm. Tiếp theo, giai đoạn chuyên sâu sẽ trang bị cho người học kiến thức nâng cao về Quản lý đầu tư, Quản lý rủi ro tài chính, Khởi nghiệp Fintech, Công nghệ chuỗi khối (Blockchain technology), Tài sản mã hóa (Cryptoassets), Hệ sinh thái fintech, Dữ liệu lớn và mô hình học máy (Big data - Machine Learning). Sau đó, sinh viên có thể bước vào thực tập hoặc viết luận chuyên sâu liên quan tới fintech.
Ngoài nâng cao khả năng tự học, tiến sĩ Cao Cường lưu ý, trau dồi khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng trong các môi trường mới và kỹ năng giao tiếp cũng rất cần thiết để bắt nhịp xu hướng. Anh nhấn mạnh: "Chúng ta phải tự mình thử, bắt tay vào thực hành. Vì vậy, các bạn trẻ đừng ngại ngần xông pha để có được những trải nghiệm phong phú, làm hành trang hữu ích cho tương lai".
Tuy nhiên, các bạn trẻ sẽ chưa tự tin trước fintech nếu thiếu đi sự chuẩn bị bài bản từ môi trường đào tạo. Tiến sĩ Cao Cường chia sẻ, ở New Zealand, học sinh được nâng cao kiến thức công nghệ thông tin ngay từ bậc trung học và phổ thông với sự hỗ trợ của nhiều sáng kiến như dự án Kiwrious, "phòng thí nghiệm bỏ túi" kích thích tiềm năng khoa học sáng tạo hay nền tảng học trực tuyến Classroom NZ2020 cung cấp giáo án số hóa trên khắp cả nước.
Tiến sĩ Cao Cường cho biết thêm, ở những bậc học cao hơn, sáng tạo và ứng dụng số luôn được khuyến khích trong môi trường giảng dạy, như ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay nhận diện hình ảnh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài ra, một môi trường thuận lợi để người học có thể chủ động hiện thực hóa những dự án sáng tạo trong mảng tài chính kinh doanh cũng là yếu tố cần thiết để đón đầu làn sóng số hóa tài chính. Tiến sĩ Cao Cường giải thích, sinh viên tốt nghiệp tại New Zealand có lợi thế kể trên vì quốc gia này được xem là điểm đến hấp dẫn của khởi nghiệp và kinh doanh. Điều đó thể hiện qua những chỉ số sau: Chỉ số thuận lợi kinh doanh (Ease of doing business) trong năm 2020 đứng đầu thế giới; mức độ Tự do kinh tế (Economic Freedom Score) năm 2021 đứng thứ hai thế giới và Chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption Perceptions Index) năm 2020 đứng hạng nhất toàn cầu.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cách học 8.0 IELTS Reading từ sinh viên Ngoại Thương
Chàng trai bốn lần đạt 9.0 IELTS chia sẻ cách tự học
Nữ sinh Ngoại thương tham gia thảo luận 'Diễn đàn sinh viên ASEAN 2021'
Đưa hình ảnh xe rác vào bài luận, nữ sinh giành học bổng 7 tỷ đồng
Bài viết khác
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 46
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 66
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 125
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 183
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 138
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 176
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 113
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 200
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 245
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Ngành nghề của tương lai: Cơ hội lớn trong ngành vi mạch bán dẫn
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 147
Trong bối cảnh ngành vi mạch bán dẫn phát triển mạnh mẽ, nhiều công ty trong, ngoài nước đều cần và chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này tạo nên cơ hội việc làm cho người trẻ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công