Những cơ hội và thách thức khi học ngành Tâm lý học
Xã hội đang ngày một phát triển và những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc… ngày càng dễ bắt gặp. Vì thế, các chuyên gia tâm lý nói riêng cũng như ngành Tâm lý học nói chung được tạo ra để giúp chúng ta kiềm chế và cân bằng cảm xúc. Thế nhưng, mọi người thường hay tìm hiểu về những vấn đề cơ bản như “Tâm lý học là gì?”, “Ngành này học những gì?”. Ít ai biết bên trong ngành “Tâm lý học” luôn tồn tại song song giữa cơ hội và thách thức. Sau đây, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu xem ngành “Tâm lý học” có những cơ hội và thách thức gì nhé!
1. Những cơ hội của ngành “Tâm lý học”
Ngày nay ở nước Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung, cánh cửa cơ hội của ngành “Tâm lý học” luôn luôn rộng mở, với điều kiện là bạn phải có đủ năng lực và biết cách tận dụng những cơ hội.
Cơ hội làm việc
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhân lực ngành Tâm lý học hiện nay đang vô cùng khan hiếm. Vì thế, cử nhân, thạc sĩ ngành Tâm lý học luôn được “săn đón” ráo riết. Bên cạnh đó, cơ hội làm việc của ngành này rất đa dạng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên tư vấn tâm lý hay giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng… Không những thế, bạn có thể tư vấn tư nhân cho các cá nhân, tổ chức nếu bạn chứng minh được năng lực của bản thân. Cho nên, cánh cửa cơ hội của ngành “Tâm lý học” luôn luôn rộng mở để đón chào bạn.
Thu nhập không giới hạn
Như đã nói ở trên, ngành học này đang thiếu hụt nguồn nhân lực. Vì vậy, mức lương và chế độ đãi ngộ của ngành này rất tốt. Mức lương trung bình của ngành này hiện nay đang nằm trong khoảng 10 triệu đến 20 triệu/ tháng.
Cơ hội để phát triển bản thân
Ngành Tâm lý học là ngành học dành cho một số bạn trẻ đam mê và mong muốn tìm ra một hướng giải quyết để giúp cho khách hàng tìm lại chính con người bên trong của họ. Chính vì vậy, đối với ngành Tâm lý học, bạn sẽ có cơ hội để phát triển bản thân.
Trong thời đại hiện nay, con người luôn mang trong mình những lo lắng, suy tư trầm trọng về cuộc sống và công việc. Đôi lúc họ muốn thoát khỏi những suy nghĩ đó, nhưng không biết làm cách nào. Và họ tìm đến những chuyên gia tâm lý – người giúp họ giải đáp và cân bằng lại những cảm xúc ban đầu.
2. Những thách thức của ngành “Tâm lý học”
Không chỉ dừng lại ở những cơ hội đầy hào nhoáng, đi sâu vào bên trong là những thách thức khó khăn mà ai cũng phải đối mặt khi đặt chân vào nghề này.
Không ngừng trau dồi và nghiên cứu
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải trau dồi cả kiến thức cũng như kĩ năng. Ngành Tâm lý học cũng không ngoại lệ, sẽ có rất nhiều tài liệu chuyên ngành mà bạn bắt buộc phải tìm hiểu và nghiên cứu. Để chọn đúng phương pháp tư vấn, điều trị cho khách hàng. Bên cạnh đó, nếu bạn đang theo đuổi lĩnh vực Tâm lý học lâm sàng, thì bắt buộc bạn phải tìm hiểu về những kiến thức y khoa.
Làm việc liên tục với con số
Khi chọn theo đuổi ngành Tâm lý học, bắt buộc bạn phải đối mặt với các con số như số liệu thống kê, biểu đồ… Trong quá trình học tập cũng như làm việc, nếu thống kê sai sẽ dẫn tới việc đánh giá và thực hiện những bước tiếp theo không chính xác. Và việc điều trị sẽ không thể diễn ra suôn sẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến uy tín cũng như mức độ tin cậy của khách hàng đối với bạn.
Yêu cầu cao về khả năng ngôn ngữ
Sinh viên học ngành Tâm lý thường sẽ làm nhiều bài tập dưới hình thức viết luận. Vì vậy, nếu không có khả năng ngôn ngữ sẽ rất khó trong việc viết và diễn đạt ý kiến của cá nhân. Điều này đòi hỏi một trình độ ngôn ngữ và khả năng diễn giải sao cho thật khoa học và logic để không bị hiểu sai ý nghĩa cũng như thực hiện sai.
Tạm kết
Không chỉ riêng ngành Tâm lý học, bất cứ ngành nghề nào cũng cần có những cơ hội cũng như trở ngại riêng. Với nhưng điều nêu ra ở trên, Hướng nghiệp GPO mong bạn sẽ luôn vững tin trước con đường mình chọn. Song song với đó, hãy cố gắng rèn luyện những kỹ năng mềm để có thể giúp ích được trong công việc.
Bạn có thể tham khảo bài sau để hiểu rõ hơn về ngành "Tâm lý học":
>> Tâm lý học – Liệu có phù hợp với bạn?
Minh Hằng
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4453
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1320
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 928
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 976
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2883
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 939
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1848
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4053
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2132
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2773
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công