Tâm lý học – Liệu có phù hợp với bạn?
Tâm lý học đang là một ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm, bởi đây là một ngành nghề rất cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Xã hội phát triển kéo theo nhiều vấn đề về tâm sinh lý như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, xung đột gia đình, mâu thuẫn trong các mối quan hệ… Những lúc như thế này công việc của một nhà tâm lý là hết sức cần thiết, họ giúp ta kiềm chế cảm xúc, giải quyết những mâu thuẫn. Tuy nhiên bạn có biết ngành này học ở đâu và công việc việc cụ thể của nhà tâm lý là gì? Bạn hãy cùng hướng nghiệp Career.gpo.vn đọc bài viết sau bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành nghề này.
Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Ngành học này thể hiện rõ mục đích nghiên cứu để có thể hiểu rõ về cá nhân, nhóm người bằng việc thiết lập ra các nguyên tắc chung, rồi quan sát với từng trường hợp cụ thể.
Những kĩ năng cần thiết khi theo đuổi ngành tâm lý học
Kỹ năng giao tiếp: Đối với ngành tâm lý học, kĩ năng giao tiếp là nền móng để giúp con người giao tiếp với nhau. Bởi đồng cảm rất quan trọng khi bạn đang cố gắng để có được sự tin tưởng của khách hàng. Vì thế, trong trường hợp này giao tiếp là công cụ chiếm được lòng tin của khách hàng và thiết lập các mối quan hệ tích cực, lâu dài trong công việc.
Kỹ năng tư duy: Sinh viên học ngành này được rèn luyện kĩ năng này qua việc tiếp cận các góc nhìn về nguyên nhân và bản chất của hành vi con người từ các cấp độ thứ bậc từ thấp tới cao. Ngoài ra, tại đây các bạn có thể học hỏi được cách lập luận, diễn giải và phản biện để đi đến kết luận.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sinh viên tâm lý học được trau dồi những phương pháp xác định vấn đề, đặt giả thuyết, lên kế hoạch, thu thập và phân tích dữ liệu để kiểm tra. Kỹ năng này giúp sinh viên có được tư duy nhạy bén, có thể xử lý được bất cứ trường hợp khó khăn này trong nghề.
Kỹ năng học hỏi: Thường thì các nhà tuyển dụng về tìm kiếm những nhân viên có khả năng tự trau dồi kiến thức chuyên môn thay vì những người chỉ biết nói mà không thể làm. Tuy nhiên, đây cũng là kỹ năng cần nhiều thời giian và tâm huyết để rèn luyện.
Học ngành này ra trường thì có thể làm việc ở đâu?
Sau khi đã hiểu rõ tất tần tật về ngành tâm lý học cũng là lúc bạn bắt đầu bước ra ngoài để có thể áp dụng những thứ khi đã học ở trên ghế nhà trường. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:
Làm việc tại trường: Với sinh viên tốt nghiệp ngành này sau khi ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội được làm việc tại trường. Vì thế, các bạn có thể làm việc tại trường ở vị trí phụ trách về tâm lý nhằm giúp cho học sinh, sinh viên sẽ có một đời sống tinh thần tốt hơn.
Công việc của bạn sẽ là hỗ trợ cho học sinh, sinh viên tìm ra được những giải pháp tốt nhất nhằm giúp họ có được một cuộc sống tốt đẹp.
Trong thời gian tư vấn hướng nghiệp, các nhà tâm lý học sẽ là người chỉ dẫn cho học sinh nhận ra được ngành học nào phù hợp với năng lực bản thân. Làm sao để có thể giữ được bình tĩnh trong quá trình luyện thi căng thẳng.
Hiện này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định, mỗi trường cần phải có một chuyên gia về tâm lý học đường nên cơ hội về việc làm dành cho sinh viên ngành này sau khi ra trường càng được mở rộng hơn.
Làm việc tại bệnh viên – trung tâm tư vấn: Các sinh viên khi tốt nghiệp có thể xin vào làm ở các bệnh viện hay là trung tâm tư vấn ở vị trí trị liệu tâm lý.
Các bạn sẽ tham gia hỗ trợ cho các bác sĩ trong việc tìm hiểu, phân tích các mâu thuẫn về tâm lý ở bên trong và bên ngoài nhằm tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất. Hoặc bạn có thể làm chuyên viên tư vấn về các vấn đề trong cuộc sống. Trực tiếp tham gia vào việc tư vấn về các vấn đề trong xã hội cho những đối tượng đến trung tâm.
Các trường đào tạo ngành tâm lý học
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành tâm lý học. Sau đây là một số trường đại học đào tạo ngành tâm lý học cơ bản nhất ở nước ta hiện nay.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Sài Gòn.
Trên đây là những chia sẻ một số thông tin cơ bản về ngành tâm lý học. Nếu bạn thấy bản thân mình phù hợp với ngành học này, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn nữa để có những lựa chọn ngành nghề đúng đắn trong tương lại. Hướng nghiệp Career.gpo.vn chúc bạn thành công!
Minh Hằng
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1336
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 941
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2922
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1882
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Ngành thiết kế mỹ thuật số - nghệ thuật số ra trường làm gì?
Ngày đăng: 03/01/2022 - Lượt xem: 1714
Các kĩ xảo điện ảnh đã góp phần tạo nên thành công của các bộ phim The Hobbits, The Lord of The Rings, The Hunger Games, X-Men, The Avengers… Tạo hình, chuyển động, biểu cảm, hiệu ứng đặc biệt của các bộ phim hoạt hình quyết định phần lớn sự thành công của các bộ phim. Phần đồ họa cũng là yếu tố quan trọng khi đánh giá chất lượng của...
Xem thêm [+]Ngành học xây dựng cầu đường – Học gì, làm gì?
Ngày đăng: 03/01/2022 - Lượt xem: 1278
Bạn muốn trở thành một kỹ sư xây dựng cầu đường nhưng bạn lại không biết ngành này sẽ học cái gì và cơ hội việc làm ra sao ? Đừng lo, tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Hướng nghiệp GPO giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngành Xây dựng cầu đường – học gì và làm gì?
Xem thêm [+]Học điện lạnh ra làm gì? Học điện lạnh có tương lai không?
Ngày đăng: 03/01/2022 - Lượt xem: 2048
Với những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc lựa chọn học nghề gì, học ngành gì được xem là khâu quan trọng. Chính vì thế, tất cả những bạn trẻ đang còn băn khoăn không biết có nên lựa chọn hướng học nghề điện lạnh hay không thì hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay bây giờ nhé.
Xem thêm [+]Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”
Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 1462
Ngành Hóa dược luôn là một trong những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học lớn. Lý do là bởi cơ hội việc làm mà ngành này mang lại rất rộng mở và có sự ổn định trong tương lai. Bạn yêu thích hóa dược nhưng băn khoăn không biết ngành hóa dược ra làm gì? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Ngành giải trí - Cơ hội nghề nghiệp trong ngành giải trí
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 5446
Trong xu thế hội nhập với thế giới nói chung, thị trường lao động Việt Nam hiện đăng tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ giải trí trong thời gian gần đây mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ. Vậy, cơ hội đó là gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO theo dõi bài viết sau đây để giúp bạn hiểu thêm...
Xem thêm [+]Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 1865
Những giấc mơ bay bổng thường đẹp. Nhưng nếu không thỏa hiệp với các nhu cầu thực tế mà hết mình theo đuổi ước mơ, liệu có lúc nào bạn rơi vào ngõ cụt của sự nghiệp? Hãy để Hướng nghiệp GPO chia sẻ chút bí quyết để bạn nuôi ước mơ nhé.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công