Danh mục nhóm ngành nghề
Tin nổi bật
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Hướng nghiệp GPO nhận thấy rằng dù theo học một ngành học, một chương trình đào tạo hay việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng đều cần tới sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chúng ta - những thế hệ tài năng của đất nước cần phải làm gì để có thể “định hướng nghề nghiệp”, “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” một cách đúng đắn nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Rất nhiều bạn học sinh luôn trăn trở nên học ngành gì, hay băn khoăn học trường này thì sau làm nghề gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của việc học chính là tìm kiếm một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bạn cần nhớ khi chọn nghề chính là sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Muốn vậy, bạn phải được tư vấn hướng nghiệp ngay từ đầu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hơn nữa, sự mông lung khi con cái định hướng tương lai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp xu hướng nghề nghiệp thay đổi. Mỗi ngày xu hướng việc làm lạii thay đổi chóng mặt, những loại hình nghề nghiệp mới mọc lên như nấm. Các ngành nghề truyền thống không còn thu hút và phù hợp. Thật khiến cho các bậc phụ huynh và con cái đau đầu trong việc định hướng.
Học sinh cuối cấp trung học phổ thông đang bước vào thời điểm gấp rút với các kỳ thi thử với các bài kiểm tra đánh giá thang điểm. Ắt hẳn các vị phụ huynh và các thí sinh sẽ không ít hoang mang trong thời gian này. Ngoài việc ôn thi trên lớp thì việc cha mẹ cùng con chuẩn bị một lộ trinh kĩ càng và xem xét các phương thức thi, tuyển sinh là vô cùng cần thiết.
Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và bạn thường nhận được lời khuyên lắng nghe hoài bão, đam mê để có lựa chọn công việc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng mất phương hướng, không biết mình thích gì cũng không có đam mê, sở thích nào đặc biệt xuất hiện khá phổ biến ở các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Vậy lựa chọn nghề nghiệp thế nào nếu như bạn chưa tìm thấy đam mê của mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cuốn sách là lời chia sẻ thiết thực, cũng như một lời động viên chân thành từ các chuyên gia giúp các bạn trẻ cân nhắc, suy nghĩ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp phía trước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Data Analyst và những cơ hội hấp dẫn
Jack Ma đã từng nói, trung tâm của kỷ nguyên công nghệ chính là dữ liệu (data). Chính điều này đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của dữ liệu cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn đang chờ đón những người làm Data Analyst. Trong bài viết dưới đây, Hướng nghiệp GPO sẽ mang đến bạn đọc những thông tin hữu ích về nghề này.
Tìm hiểu về Data Analyst
Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu) là người đại diện cho tiếng nói của dữ liệu. Nhiệm vụ chính của họ là thu thập, lưu trữ và phân tích các các hệ thống dữ liệu. Từ đó cung cấp những thông tin hữu ích, có tính ứng dụng cao phục vụ cho chiến lược hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Một chuyên viên phân tích dữ liệu cần đảm bảo kỹ năng tư duy logic cũng như kiến thức chuyên sâu về toán và công nghệ thông tin. Ngoài ra, để thuận tiện cho quá trình trích xuất dữ liệu họ phải là người giỏi một số ngôn ngữ lập trình, tiêu biểu như SQL, Python hoặc R…
Công việc chính của một Data Analyst
Thông thường, công việc chủ yếu của một Data Analyst là:
- Thu thập, phân loại và nghiên cứu dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
- Phân tích dữ liệu để tìm ra insight phục vụ cho các quyết định mang tính chiến lược cũng như các hoạt động vận hành doanh nghiệp nói chung.
- Đảm bảo hệ thống báo cáo, phân tích dữ liệu hoạt động chính xác và hiệu quả.
Thu nhập “khủng” trong ngành Data Analyst
Nhu cầu sử dụng dữ liệu ngày càng tăng và tầm quan trọng của ngành này được khẳng định bằng mức lương xứng đáng. Theo Glassdoor, mức lương trung bình cho một nhà phân tích dữ liệu tại Mỹ khoảng 84.000 USD, lọt top những ngành nghề sở hữu mức lương cao nhất tại thị trường việc làm của “xứ cờ hoa”.
Mặc dù Data Analyst vẫn còn khá mới ở Việt Nam nhưng mức thù lao cho vị trí này lại vô cùng hấp dẫn. Thông thường, khi bắt đầu vào nghề mức lương bạn nhận được sẽ giao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng (khoảng 500 USD). Với những chuyên viên đã có kinh nghiệm bạn có thể nhận được mức lương từ 20 – 40 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được thù lao cao hơn từ những dự án đặc biệt hoặc ở vai trò quản lý.
Triển vọng nghề nghiệp
1. Data Engineer (Kỹ sư về dữ liệu)
Data Engineer dịch sang tiếng Việt là “kỹ sư dữ liệu” – những người phát triển, xây dựng, kiểm tra và duy trì kiến trúc hệ thống cơ sở dữ liệu.
Công việc của Data Engineer chủ yếu là xử lý nguồn dữ liệu thô từ những nguồn khác nhau thành dữ liệu có thể dùng tại kho trung tâm. Để làm được như vậy, họ cần sử dụng nhiều ngôn ngữ và công cụ để kết hợp các hệ thống dữ liệu với. Đồng thời phát triển các quy trình thiết lập dữ liệu để mô hình hóa, khai thác và sản xuất dữ liệu.
2. Data Scientist (Chuyên gia về khoa học dữ liệu)
Data Scientist có lẽ là vị trí cao nhất trong khối ngành liên quan đến khoa học dữ liệu. Họ không chỉ là người thu thập và tổng hợp những dữ liệu có ích mà còn là người nghiên cứu, xây dựng và thiết kế các giải pháp, mô hình thực thi (dự đoán, phân lớp, phân cụm…) trên các nền tảng dữ liệu.
Một nhà khoa học dữ liệu phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ phân tích tiên tiến và mô hình dự đoán để thống kê, xác định xu hướng và mối quan hệ trong các bộ dữ liệu.
3. Chief Data Officer (CDO)
Giám đốc dữ liệu (CDO) là vị trí quản lý đầu não của công ty, họ chịu trách nhiệm về quản lý và khai thác dữ liệu của doanh nghiệp. CDO sẽ có vị trí ngang hàng các quản trị viên cao cấp khác như Giám đốc công nghệ, Giám đốc điều hành, Giám đốc chiến lược…
Với sự phát triển mạnh mẽ của BigData cũng như những giá trị tiềm năng mà dữ liệu mang lại cho doanh nghiệp thì vai trò của CDO ngày càng được khẳng định rõ ràng hơn. Họ là người quyết định cuối cùng trong việc thu thập, duy trì dữ liệu chính xác, đảm bảo cho việc bảo mật dữ liệu. Đồng thời lên kế hoạch và triển khai các chính sách bảo mật dữ liệu.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Data Analyst – một nghề khá mới mẻ và đầy triển vọng tại thị trường việc làm hiện nay. Nếu hứng thú với nghề này hãy tích cực tìm hiểu và trau dồi bản thân nhé. Hướng nghiệp GPO chúc bạn thành công!
>>Xem thêm:
Giang Giang
Bài viết khác
- Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao(1320 lượt xem)
- Sức bật ngành sư phạm(927 lượt xem)
- Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?(2883 lượt xem)
- Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam(1847 lượt xem)
- Ngành thiết kế mỹ thuật số - nghệ thuật số ra trường làm gì?(1688 lượt xem)
- Ngành học xây dựng cầu đường – Học gì, làm gì?(1259 lượt xem)
- Học điện lạnh ra làm gì? Học điện lạnh có tương lai không?(2017 lượt xem)
- Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”(1446 lượt xem)
- Ngành giải trí - Cơ hội nghề nghiệp trong ngành giải trí(5323 lượt xem)
- Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo(1850 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công