Tổng quan nghề Thẩm định giá
Theo ông Phạm Văn Bình – Trưởng phòng quản lý thẩm định giá, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Qua số liệu thống kê những năm gần đây ngành nghề Thẩm định giá đạt mức tăng trưởng đột biến, vượt cả các doanh nghiệp Kiểm toán mặc dù Thẩm định giá là nghề phát triển sau”. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho ngành này.
Tìm hiểu về nghề thẩm định giá
Thẩm định giá là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế.
Thẩm định viên về giá là người chịu trách nhiệm thẩm định tính chính xác và khả thi của tài sản cần thẩm định. Đồng thời xem xét tính phù hợp với mục đích, phương án vay vốn theo quy định của Ngân hàng với từng sản phẩm, thời kỳ và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Nhiệm vụ chính của thẩm định viên về giá cụ thể:
- Xác định giá trị thị trường của tài sản.
- Dự kiến các khoản lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể.
- Chịu trách nhiệm giám sát về chất lượng của các chứng thư, báo cáo thẩm định giá.
- Tham gia đề xuất, cảnh báo rủi ro trong công việc định giá, quản lý đối với các nhóm tài sản theo từng thời kỳ.
- Theo dõi, quản lý hồ sơ đã được định giá, chủ trì công tác định giá lại tài sản.
Điều kiện để trở thành một thẩm định viên về giá
Theo Điều 34 Luật giá 2012, tiêu chuẩn thẩm định viên về giá được quy định cụ thể như sau:
Về năng lực dân sự:
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
- Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp Đại học theo chuyên ngành.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực của các cơ quản nhà nước, doanh nghiệp, thẩm định viên cần đảm bảo kiến thức chuyên môn, am hiểu về thị trường. Đồng thời cần bồi dưỡng khả năng giao tiếp, thuyết trình và đàm phán. Đặc biệt, nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của bản thân cũng như linh hoạt trong việc xử lý các mối quan hệ, tình huống phát sinh trong quá trình làm việc.
Mức lương hấp dẫn của nghề thẩm định giá
Thẩm định giá là một trong những công cụ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời hạn chế thất thoát, tiêu cực… Có lẽ vì vậy mức lương của ngành này cũng vô cùng hấp dẫn. Thông thường, khi bắt đầu vào nghề mức lương bạn nhận được sẽ dao động trong khoảng 8 – 20 triệu đồng/tháng. Với những kiểm định viên đã có kinh nghiệm, bạn có thể nhận được mức lương lên tới 30 triệu đồng/tháng.
Triển vọng nghề nghiệp
Ngành thẩm định giá hiện đang rất cần nhân lưc đặc biệt là nguồn nhân lực giỏi có chuyên môn cao. Do vậy cơ hội việc làm luôn mở rộng với các ứng viên tiềm năng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Thẩm định giá có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong tổ chức cụ thể:
- Đối với khu vực quản lý nhà nước: Công tác quản lý nhà nước về hoạt động định giá tài sản, máy móc, thiết bị, bất động sản và đánh giá doanh nghiệp tại các Bộ, Sở Tài nguyên Môi Trường, Sở Xây dựng, Bộ Tài chính, Cục quản lý giá Bộ Tài chính, Viện nghiên cứu thị trường giá cả, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước…
- Đối với khu vực doanh nghiệp: làm việc tại các công ty thẩm định giá, bộ phận thẩm định tài sản thế chấp và thẩm định tín dụng trong các ngân hàng, các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp kinh doanh, quản lý, mô giới bất động sản…
Học thẩm định giá ở đâu?
Thẩm định giá tại Việt Nam là một ngành khá mới mẻ nhưng lại được chú trọng trong khâu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Hiện nay đi đầu trong lĩnh vực đào tạo ngành thẩm định giá phải kể đến những trường Đại học sau:
- Đại học Kinh tế TP.HCM
Khoa Kinh tế: Chuyên ngành Thẩm định giá.
- Học viện Tài Chính
Khoa Tài chính Doanh nghiệp: Chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh Bất động sản
- Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Marketing: Chuyên ngành Thẩm định giá
Tạm kết
Thẩm định giá là một ngành hấp dẫn, tiềm năng. Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành này hãy tích cực tìm hiểu thông tin và trau dồi bản thân. Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trên đem lại cho bạn góc nhìn tổng quan về ngành nghề Thẩm định giá. Chúc các bạn thành công!
Giang Giang
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4314
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1306
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 911
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 959
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2812
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 926
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1828
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4025
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2116
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2754
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công