Danh mục nhóm ngành nghề
Tin nổi bật
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Hướng nghiệp GPO nhận thấy rằng dù theo học một ngành học, một chương trình đào tạo hay việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng đều cần tới sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chúng ta - những thế hệ tài năng của đất nước cần phải làm gì để có thể “định hướng nghề nghiệp”, “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” một cách đúng đắn nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Rất nhiều bạn học sinh luôn trăn trở nên học ngành gì, hay băn khoăn học trường này thì sau làm nghề gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của việc học chính là tìm kiếm một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bạn cần nhớ khi chọn nghề chính là sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Muốn vậy, bạn phải được tư vấn hướng nghiệp ngay từ đầu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hơn nữa, sự mông lung khi con cái định hướng tương lai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp xu hướng nghề nghiệp thay đổi. Mỗi ngày xu hướng việc làm lạii thay đổi chóng mặt, những loại hình nghề nghiệp mới mọc lên như nấm. Các ngành nghề truyền thống không còn thu hút và phù hợp. Thật khiến cho các bậc phụ huynh và con cái đau đầu trong việc định hướng.
Học sinh cuối cấp trung học phổ thông đang bước vào thời điểm gấp rút với các kỳ thi thử với các bài kiểm tra đánh giá thang điểm. Ắt hẳn các vị phụ huynh và các thí sinh sẽ không ít hoang mang trong thời gian này. Ngoài việc ôn thi trên lớp thì việc cha mẹ cùng con chuẩn bị một lộ trinh kĩ càng và xem xét các phương thức thi, tuyển sinh là vô cùng cần thiết.
Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và bạn thường nhận được lời khuyên lắng nghe hoài bão, đam mê để có lựa chọn công việc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng mất phương hướng, không biết mình thích gì cũng không có đam mê, sở thích nào đặc biệt xuất hiện khá phổ biến ở các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Vậy lựa chọn nghề nghiệp thế nào nếu như bạn chưa tìm thấy đam mê của mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cuốn sách là lời chia sẻ thiết thực, cũng như một lời động viên chân thành từ các chuyên gia giúp các bạn trẻ cân nhắc, suy nghĩ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp phía trước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
KOLs và Influencer có thực sự khác biệt?
Theo báo cáo của We are social, Influencer Marketing là một trong những loại hình phát triển nhất trong quảng cáo và dự kiến sẽ trở thành thị trường 5 – 10 tỷ USD vào năm 2020. Chính điều này đã khuyến khích KOLs và Influencer ngày càng phát triển. Vậy KOLs và Influencer là gì? Họ có điểm gì khác nhau? Hãy cùng hướng nghiệp GPO tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về KOLs
KOLs là viết tắt của Key Opinions Leaders, họ là những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng và kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, hay còn được hiểu là một “chuyên gia” đối với chuyên ngành của họ. Thường được mời tham gia các chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa.
Theo tính chất ảnh hưởng tới cộng đồng, KOLs được phân chia thành 3 nhóm sau đây:
- Celeb hay “celebrity”: người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến nhiều người trong một nhóm tuổi hoặc ngành nghề nào đó. Vai trò của họ không chỉ là gương mặt thương hiệu, hình ảnh của một nhãn hàng… mà còn tác động mạnh mẽ tới lối sống, văn hóa, định hướng của thế hệ trẻ.
- Influencer hay còn gọi là “người gây ảnh hưởng” - những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, họ có những kiến thức nhất định và một mức độ phủ sóng đủ để làm ảnh hưởng tới những người theo dõi họ.
- Mass Seeder: là những người có sức ảnh hưởng ở những nhóm khách hàng nhỏ lẻ. Họ là người mang đến cho người đọc những bài đánh giá khách quan, chân thực về sản phẩm, dịch vụ.
Tìm hiểu về Influencer
Influencer hay còn gọi là “người gây ảnh hưởng”, họ là những cá nhân có sức tác động đến những đối tượng và thị trường nhất định. Influencer có độ phủ sóng rộng trên toàn cầu qua Internet nhất là trên mạng xã hội. Họ có thể là ngôi sao, hot instagram, beauty blogger, vlogger… hay thậm chí là những các nhân nổi bật trong cộng đồng nào đó. Đến đây ta có thể khẳng định, Influencer chính là tập con không thể thiếu của KOLs.
Sự khác biệt giữa KOLs và Influencer
Bởi những đặc điểm trên nhiều người cho rằng KOLs và Influencer là một. Tuy nhiên, khi tìm hiểu bạn sẽ thấy một vài điểm không tương thích giữa họ cụ thể như: độ phủ, khả năng tương tác, lượng người theo dõi…
Độ phủ
Một sự khác biệt đáng chú ý giữa KOLs và Influencer là độ phủ tầm ảnh hưởng.
Nhiều so sánh chỉ ra rằng, Influencer là những người có tầm ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram... Tùy vào lĩnh vực hoạt động, mục đích sử dụng mạng xã hội… mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng, hẹp khác nhau.
Còn với KOLs, họ được nhiều người biết đến và theo dõi vì kĩ năng chuyên môn của mình, cụ thể như: kĩ năng ca hát, diễn xuất, catwalk… Do đó trước sức ảnh hưởng của KOLs, bạn dễ dàng bắt gặp họ trên các phương tiện truyền thông truyền thống như báo đài, tivi, radio…
Lượng người theo dõi
Tại Việt Nam, theo hệ thống phân loại của công ty Hiip Asia sẽ có 6 cấp độ Influencer từ nhỏ đến lớn như sau:
● Nano Influencer: 1000 – 5000 người theo dõi.
● Micro Influencer: 5000 – 25.000 người theo dõi.
● Small Influencer: 25.000 – 100.000 người theo dõi.
● Medium Influencer: 100.000 – 500.000 người theo dõi.
● Macro Influencer: 500.000 – 1.000.000 người theo dõi.
● Mega Influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.
Thông thường, những Influencer sẽ là Macro Influencer. Tuy nhiên, trước sự phát triển và bùng nổ của mạng xã hội thì số lượng Nano Influencer và Micro Influencer ngày càng gia tăng.
Còn đối với KOLs, đa phần lượng người theo dõi của họ sẽ rơi vào mốc Macro Influencer và Mega Influencer. Cụ thể, lượng người theo dõi của các KOLs đình đám thường lên tới con số hàng triệu như ca sĩ Sơn Tùng MTP với hơn 10 triệu lượt thích, Chi Pu với gần 8 triệu lượt theo dõi.... Trong khi đó, các Influencer lại sợ hữu lượng theo dõi khiêm tốn hơn, cụ thể, hot food vlogger Ninh Tito sở hữu trang fanpage với 86.000 lượt thích hay travel blogger Nhị Đặng với gần 50.000 lượt theo dõi.
Lượng tương tác
Lượng tương tác giữa KOLs và người hâm mộ thường thấp hơn so với Infuencer. Mặc dù KOLs thường có hàng triệu người theo dõi nhưng họ lại ít tương tác với người hâm mộ mà đa phần là ủy thác cho trợ lý và ê kíp. Theo một nghiên cứu từ Influencer Discovery, ca sĩ Sơn Tùng –MTP có hơn 10 triệu lượt theo dõi nhưng bài viết của anh ấy chỉ đạt 300.000 lượt thích tương đương tỉ lệ 0,03% lượt thích. Trong khi đó, Ninh Tito có khoảng 86.000 lượt theo dõi những lượng tương tác của anh ấy thức sự tốt với tỉ lệ lượt thích đạt khoảng 10%.
Influencer có lượng tương tác tốt vì chính họ trực tiếp tương tác với khách hàng, trực tiếp sử dụng, trải nghiệm sản phẩm mà bản thân quảng cáo. Vì vậy Influencer tạo cảm giác chân thực gần gũi hơn rất nhiều so với KOLs. Theo báo cáo Quảng cáo và Niềm tin toàn cầu của Nilsen, 92% người tiêu dùng tin tưởng sử dụng sản phẩm được khuyên dùng từ người nổi tiếng hơn so với hoạt động quảng cáo truyền thống.
Quỹ thời gian
Hầu hết Influencer làm việc trên các mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram… Họ sẽ dành phần lớn thời gian để đầu tư nội dung, content dưới dạng video hoặc hình ảnh để truyền tải thông điệp đến với người hâm mộ.
Mặt khác, KOLs khá bận rộn với công việc chuyên môn. Vậy nên, quỹ thời gian của họ chủ yếu dành cho việc nghiên cứu, phát triển kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn.
Tạm kết
KOLs và Influencer đều là những người có sức ảnh hưởng, chuyên môn và thế mạnh riêng. Vậy nên tùy thuộc vào mục tiêu của chiến lược truyền thông mà mỗi nhãn hiệu sẽ lựa chọn KOLs và Influencer một cách hợp lý. Nếu bạn đang muốn ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới… hãy tìm kiếm một Influencer. Ngược lại nếu muốn tìm một gương mặt đại diện thương hiệu thì KOLs chính là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn. Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết trên mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Đọc thêm: Influencer Marketing - Hình thức Marketing mới mà cũ
Giang Giang
Bài viết khác
- Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào(4 lượt xem)
- 5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học(49 lượt xem)
- Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'(54 lượt xem)
- ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025(78 lượt xem)
- 10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên(209 lượt xem)
- Học nông nghiệp ra làm nghề gì?(264 lượt xem)
- Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10(192 lượt xem)
- Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025(243 lượt xem)
- Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên(156 lượt xem)
- Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng(261 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công