2 sinh viên Việt Nam đăng quang tại Cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN 2021
Ba giải thưởng từ hai cuộc thi quốc tế diễn ra cùng lúc là những gì mà hai sinh viên ngành Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) Đại học RMIT Phan Lê Minh An và Vương Anh Chiến đạt được trong bốn tháng ngắn ngủi. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Trong thời gian chuẩn bị cho vòng quốc gia cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu ASEAN 2021 với đề xuất dựa trên cơ sở dữ liệu để giải quyết Mục tiêu 8, 11 và 13 trong số các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, Minh An và Chiến lại tiếp tục quyết định cùng hai sinh viên ngành Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) khác là Trần Kim Hương và Rahul Sharma lập đội tranh tài tại Thử thách 3M Inspire.
Minh An chia sẻ rằng, “là Chủ tịch đương nhiệm của CLB FinTech (Công nghệ tài chính) tại RMIT, tôi muốn thử thách bản thân và xem xem mình có thể làm nhiều tới đâu mà vẫn có thể làm tốt”.
Còn với Trưởng Bộ phận kinh doanh của CLB FinTech Vương Anh Chiến thì đây là lần đầu tiên cậu bạn tham gia vào một cuộc thi giải quyết tình huống kinh doanh. Chiến đơn thuần gật đầu đồng ý đồng hành cùng Minh An với suy nghĩ “Tại sao không?”.
Minh An và Chiến chiến thắng vang dội ở vòng chung kết quốc gia của cả hai cuộc thi với phần đề xuất và thuyết trình nổi trội, đem về giải thưởng cao nhất.
“Chúng tôi được tự chủ hoàn toàn trong việc chọn vấn đề và làm thế nào để giải quyết vấn đề tự chọn đó”, Chiến nói. “Điều này vừa hết sức mới mẻ, vừa đầy thách thức và hào hứng với bản thân tôi”.
Đội Dastronaut gồm hai sinh viên ngành Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) Phan Lê Minh An (bên trái trong hình) và Vương Anh Chiến (bên phải trong hình) đã đăng quang tại vòng chung kết quốc gia Cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu 2021 - Hướng nghiệp GPO
Với Cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu do Công ty Cổ phần SAP và Quỹ ASEAN tổ chức, đội Dastronaut của Minh An và Chiến quyết định phát triển một ứng dụng với tên gọi Trasure (với ý nghĩa Trash is Treasure, tạm dịch: Rác thải là kho báu). Ứng dụng đóng vai trò như nguồn cung cấp rác thải phân loại bền vững từ các hộ gia đình và tìm doanh nghiệp có nhu cầu phù hợp để thay thế cho nguyên liệu đầu vào hiện tại của họ.
Chiến cho biết: “Điều này có thể tạo ra ‘sự cộng sinh’ hay năng lực sinh tồn kinh tế cho nền kinh tế tuần hoàn. Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, hằng năm có 100 triệu tấn chất thải rắn đô thị (MSW) thải ra các bãi rác ở khu vực ASEAN, trong khi đó 90% các vật liệu hiện tại có thể tái sử dụng, tái chế và làm phân bón hữu cơ”.
“Vấn đề của tương lai đã hiển hiện ngay trước mắt”.
Chiến thắng của Minh An và Chiến đã bổ sung thêm vào kỷ lục đăng quang ba năm liên tiếp của sinh viên RMIT Việt Nam tại vòng cuộc gia Cuộc thi Khám phá Khoa học dữ liệu. Đây là cuộc thi nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật số, đồng thời trau dồi thêm tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho thế hệ tương lai của khu vực.
Trong khi đó, Thử thách 3M Inspire lại săn lùng những ý tưởng Đổi mới sáng tạo, Bền vững và Công nghệ nhằm kiến tạo nên một thế giới tươi sáng hơn, đồng thời tăng thêm giá trị cho hoạt động kinh doanh và khách hàng của 3M.
Đội CHARMMM gồm bốn sinh viên RMIT Việt Nam do Minh An và Chiến lập ra đã tham gia thử thách với ý tưởng về một cửa hàng 3M ảo với tầm nhìn 360 độ. Ý tưởng sẽ đem đến cho khách hàng trải nghiệm toàn diện, hoàn thiện với các sản phẩm 3D tương tác, các chuyến tham quan ảo, cũng như những hoạt động khoa học và cộng đồng để thu hút khách hàng tham gia.
Minh An giải thích: “Các tính năng cửa hàng ảo của chúng tôi, gồm tầm nhìn 360 độ và các vật thể 3D, hướng dẫn viên trí tuệ nhân tạo, và phần diễn giải pop-up (các cửa sổ nhỏ tự động mở), có thể giúp 3M truyền tải giá trị bền vững/đổi mới sáng tạo của các sản phẩm, đồng thời đem đến cho khách hàng trải nghiệm thực tế ảo hoàn toàn mới giúp quy trình tìm kiếm sản phẩm theo đúng nhu cầu và mang tính tương tác hơn”.
“Đề xuất của chúng tôi có thể áp dụng hậu COVID, tích hợp vào cửa hàng trực tuyến và trực tiếp nhằm cải thiện đáng kể trải nghiệm khách hàng”.
Đội CHARMMM được nhiều giám khảo khen ngợi nhờ kế hoạch triển khai chi tiết và đã đem về giải Nhì xuýt soát tại vòng chung kết khu vực đầy cạnh tranh gần đây.
Minh An và Chiến vô cùng biết ơn phần cố vấn mà hai bạn nhận được trong suốt quá trình chuẩn bị cho cả hai cuộc thi.
“Sự hỗ trợ to lớn và phản hồi giá trị từ cán bộ cấp cao và giảng viên RMIT, cũng như cố vấn trong ngành, đã giúp chúng tôi mài giũa ý tưởng và đưa vào thực tế”, Minh An chia sẻ.
Minh An và năm sinh viên RMIT Việt Nam khác từ CLB FinTech còn vừa thắng giải xuất sắc hạng mục “Nhận dạng và Sự riêng tư” tại vòng chung kết quốc tế, bên cạnh việc đạt giải Nhì vòng thi quốc gia của cuộc thi Blockchain Olympiad quốc tế 2021 với một dự án Blockchain chống lại nạn buôn bán trẻ em. Cuộc thi đã thu hút 600 đội đến từ 59 quốc gia tham gia tranh tài.
Quay về với vai trò thường nhật, Chủ tịch đương nhiệm và Trưởng Bộ phận kinh doanh CLB FinTech hiện đang bận rộn lên kế hoạch cho sự kiện lớn của câu lạc bộ -- Diễn đàn FinTech Blockchain -- sẽ diễn ra vào học kỳ 3 năm 2021.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo svvn.tienphong.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nữ sinh Đại học Mở Hà Nội: Con đường khó khăn rèn cho mình ý chí bền bỉ
Ở nhà mùa dịch: Sự thay đổi của nữ sinh xinh đẹp ĐH Quốc gia Hà Nội
7 tựa sách hay giúp giải trí thời dịch
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 58
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 205
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 251
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 333
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công