[Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
“Sau này em dự định làm nghề gì?”
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
“Sau này em dự định làm công an cầm súng.”
Nói rồi, tôi cười lớn, làm bộ các ngón tay chĩa ra xa như một chiếc súng, khoái chí với câu trả lời. Bỗng rồi, tự dưng tôi nhíu mày, như một lớp sương mù bao quanh, tôi chả hiểu mình vừa nói gì cả.
“Sau này em sẽ làm nghề gì?”
Tôi dừng bút, ngước mặt nhìn lên bảng, thầy vẫn đợi lời đáp. Trong phút chốc, xung quanh tôi như mất hút vào hư vô. Tim đập nhanh, mím môi kín, tôi vơ lời. Trong một buổi học chằng chịt khối đa diện, hình chiếu, mặt phẳng.
“Em không biết.”
Nói rồi, cả lớp cười lớn, làm bộ chỉ trỏ, khoái chí với câu trả lời của mình. Bỗng rồi, tự dưng tôi đơ người, như lửng lơ trên bầu trời, tôi chả quan tâm mình vừa nói gì nữa.
Không biết từ đâu? Khi nào? Những đứa con của cha mẹ, đứa cháu của ông bà, con nhà hàng xóm, học trò của thầy cô vô hình định hướng cho những đứa trẻ về những khuôn mẫu chung của nghề nghiệp. Con trai thì phải vào trường Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Quân sự, sau này ra làm Kỹ sư, Công an,… Con gái thì phải vào trường Sư phạm, Khoa học Xã hội sau này ra làm Giáo viên, Nhân viên văn phòng… Để rồi “cỗ máy kiếm tiền và nhu nhược” cứ thế mà phó mặc cho sự chỉ hướng vô phương như không biết gì về sự tồn tại của đam mê và hoài bão.
Không biết từ đâu? Khi nào? Vạn trường đại học mọc lên như nấm sau cơn mưa, người ta cứ ngỡ đậu đại học bây giờ “dễ như ăn bánh”, cầm tiền để bước chân vào cánh cổng đại học tưởng như tự hào. Và đơn giản là mỗi lần những buổi hướng nghiệp mở ra, tại sao lại không có gian hàng trải nghiệm thử việc để những người trẻ biết họ thích gì, muốn gì, thích thú với cái gì thay vì chỉ hướng họ vào ngôi trường đó? Để rồi những thông cáo báo cáo về tỷ lệ lao động thất nghiệp của những người từ 20 – 25 tuổi trong năm 2020 luôn đặt ở mức báo động gấp đôi so với các năm trước.
Không biết từ đâu? Khi nào? Trong tâm thức của một bộ phận xã hội, học nghề hay không học đại học lại là một con đường đi khiến nhiều gia đình phản đối, bóp méo những giá trị vốn có của việc “Học thật việc thật”. Xã hội chẳng phải đang “thừa thầy thiếu thợ” hay sao?
Sau vài lần lặng thinh với tương lai, tôi ngẫm lại.
Tôi biết tôi thích viết dù không khá hay. Tôi thường thả dòng hồi tưởng vào những hành trình mình đã qua, nhịp dòng cứ vỗ khiến tôi kể về những điều quanh mình mà hưởng thụ. Tôi vẫn còn nhớ những dấu chân của con chữ trên mỗi cung đường tôi đi qua, vết xe của tay đánh máy vội của những buổi nhắc hẹn chia ly. Tôi thích màu hoàng hôn loang lổ màu vàng nhạt mỗi buổi chiều, ánh chiếu như muốn bao phủ ngự trị không gian, để tôi viết tản mạn về bầu trời. Tôi tìm thấy con người mình ở đó.
Như một sự tình cờ, tôi tìm được sự đồng điệu trong sở thích. Tôi có cơ hội tiếp xúc với con chữ từ khá sớm. Bay bổng hơn người ta thường gọi là văn chương, nghiêm túc hơn người ta gọi là báo chí, sáng tạo hơn người ta gọi là truyền thông. Chỉ bằng con chữ, một trái tim nóng và cái đầu lạnh, tôi đã tự tìm thấy con đường mình nên, sẽ và đang đi trên hành trình phía trước. Đam mê để phát triển việc hướng nghiệp chả phải ở đó sao? Tôi chẳng biết là đam mê đối với người khác to lớn như thế nào, mạnh mẽ ra sao, đam mê của họ có thể là trở thành nhà doanh nhân nổi tiếng, có thể trở thành một giám đốc công ty nọ, vân vân và mây mây. Tôi chỉ cần biết rằng: Đam mê chính là kim chỉ nam khiến tôi tự hướng nghiệp, đam mê chính là điều khiến mình hạnh phúc với thứ mình đang học, đam mê là không dựa dẫm vào ai và hưởng thụ quả ngọt. Và đam mê nằm trong chính những điều mình đang làm.
Như một phép thử của hướng nghiệp.
“Sau này em thích làm nghề nào nhất? Đó có phải là điều khiến em hạnh phúc không?”
Chỉ cần là chính mình, với lý tưởng và hoài bão chinh phục tương lai.
(Gif by Dujin)
Trần Lê Quang
Bài viết khác
Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2974
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
Ngày đăng: 23/11/2021 - Lượt xem: 2613
Nguyễn Quốc Huy, lớp 12 THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, giành huy chương vàng Microsoft Word 2016 tại cuộc thi Tin học văn phòng thế giới. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm [+]Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 16/10/2021 - Lượt xem: 2570
Với ý tưởng mang đến những bộ đồ với kiểu dáng mới lạ, sang trọng và thoải mái cho nữ giới thừa cân, sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin trên nhé.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
Ngày đăng: 03/10/2020 - Lượt xem: 3790
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4542
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 3219
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 4640
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Để tôi kể bạn nghe về nghề tôi đang làm nhé!
Ngày đăng: 01/10/2020 - Lượt xem: 1896
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Nghề từ tâm
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 1521
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Xem thêm [+][Nghề nào cho em] Ngành dịch vụ và ngọn lửa trong trái tim tôi
Ngày đăng: 30/09/2020 - Lượt xem: 2571
Ở đây có ai muốn làm nghề dịch vụ không ...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công