3 Điều Bạn Cần Biết Về Ngành Kiểm Toán
Kiểm toán là công việc kiểm tra hệ thống và kiểm tra độc lập, riêng biệt các sổ sách, hóa đơn, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Nhằm làm rõ tính trung thực và hợp lý của chúng. Có rất nhiều sự hiểu nhầm xoay quanh kế toán và kiểm toán; vẫn còn nhiều người cho rằng kiểm toán và kế toán là một. Nhưng liệu điều đó có đúng? Hãy cùng Career.gpo.vn tìm hiểu 3 Điều Bạn Cần Biết Về Ngành Kiểm Toán nhé.
Sự ra đời của ngành kiểm toán
Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, gắn liền với nền văn minh La Mã và Ai Cập cổ đại. Ở thời kỳ này, công việc của kiểm toán là kiểm tra, chứng thực số liệu, tài liệu tài chính.
Khi xã hội ngày càng phát triển, quy mô sản xuất, sản lượng sản phẩm, sự trao đổi ngày càng tăng thì công việc kiểm toán mới dần được coi trọng và phát triển. Và dần đi từ việc kiểm tra ghi chép kế toán đến tuân thủ quy định của pháp luật.
Hiện nay vẫn còn một số hiểu nhầm cho rằng kế toán và kiểm toán là một. Tuy nhiên, đây lại là 2 lĩnh vực trái ngược hoàn toàn. Và sự khác biệt lớn nhất là thời điểm làm việc
- Kế toán: Bắt đầu công việc khi xảy ra các giao dịch tài chính.
- Kiểm toán: Bắt đầu sau khi công việc kế toán kết thúc.
Chức năng của việc kiểm toán
Công việc chính của kiểm toán chính là thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán. Vậy chức năng của việc kiểm toán như sau:
- Xác minh tính trung thực và tính pháp lý của báo cáo tài chính.
- Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
- Tư vấn cho các nhà quản trị thông qua việc chỉ ra những sai sót và đưa ra những biện pháp để khắc phục, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Phân loại kiểm toán
Hiện nay, kiểm toán được phân chia thành 3 loại sau:
Kiểm toán Nhà nước
Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật, không thu phí. Kiểm tra tính minh bạch, đúng đắn trong hoạt động kế toán ở các doanh nghiệp nhà nước, các công ty doanh nghiệp có vốn của nhà nước. Hoặc kiểm tra sự tuân thủ về pháp luật, thuế của các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân.
Kiểm toán Nội bộ
Đây là bộ phận kiểm toán trong công ty. Kiểm tra sự trung thực của hoạt động kế toán, hoạt động của các bộ phận khác trong công ty. Kiểm toán nội bộ tiến hành làm việc theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc.
Nhằm xác định được các vấn đề trong tính logic hợp lý của các số liệu, chỉ ra được các số liệu không trung thực, và giúp công ty khắc phục tại các bộ phận. Thường thì những Báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty. Ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài. Bởi các kiểm toán viên này cũng chỉ là nhân viên trong nội bộ công ty.
Kiểm toán Độc lập
Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán của mình.
Kết lại:
Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiểm toán. Xóa bỏ hiểu nhầm giữa công việc này và công việc kế toán nhé.
Đọc thêm: 6 câu hỏi giúp bạn hiểu toàn bộ về ngành Kế toán.
Thùy Leah
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 272
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO CÁC EM HỌC SINH THPT
Ngày đăng: 25/09/2023 - Lượt xem: 306
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 643
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1008
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 670
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 1563
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1156
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 3691
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 857
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 754
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công