3 TIPS giúp sinh viên làm chủ tài chính
Sinh viên là chủ đề muôn thuở mà mỗi khi nhắc đến người ta thường gán cho cái đặc điểm “Không biết chi tiêu” hay “Tài chính hạn hẹp”. Vậy, có phải mọi sinh viên đều giống như nhận xét trên? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu những mẹo giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý nhé!
Tại sao sinh viên cần quản lý tài chính?
Quản lý tài chính cá nhân là công việc mà hầu hết mọi công dân hiện đại nên trang bị cho bản thân. Đối với sinh viên, việc xây dựng cho mình thói quen chi tiêu, tiết kiệm hợp lý là cần thiết để duy trì cuộc sống vừa học vừa làm. Nếu bạn là sinh viên đi học xa nhà thì sự hỗ trợ kịp thời từ phía cha mẹ cho các tình huống cấp bách lại càng khó khăn. Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng có điều kiện tài chính để có khoản dư nhất định cho con cái. Chính vì vậy, là những người trẻ hiện đại, bạn nên tự hình thành nếp sống độc lập từ bước đầu là quản lý tài chính cá nhân.
Việc quản lý tốt tài chính cá nhân sẽ giúp sinh viên có một cuộc sống giản dị hài hòa, thoải mái trong tinh thần từ đó dễ dàng tập trung cho việc học cũng như sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ. Mặt khác, tiết kiệm là một bước thiết yếu trong quản lý tài chính giúp tạo bàn đạp cho bạn trong những dự định tương lai sau khi tốt nghiệp.
“3 Tips” quản lý tài chính hiệu quả cho sinh viên
1. Kiểm soát các khoản chi tiêu
Sẽ thật thiếu khoa học nếu bạn không duy trì thói quen ghi chép lại những khoản tiền mình đã chi tiêu. Vì bạn sẽ không thể kiểm soát nguồn tiền của mình nếu như không nắm rõ bản thân đã chi tiêu vào các vấn đề gì. Việc kiểm soát i các khoản chi tiêu sẽ giúp bạn thống kê đầy đủ thói quen sinh hoạt tiền bạc từ đó hiểu được tình hình “sức khỏe” tài chính để có thể lên phương án chi tiêu sao cho phù hợp.
2. Sắp xếp các khoản chi tiêu theo mức độ cần thiết
Một cách để bạn có thể quản lý tài chính nhanh & hiệu quả đó là hãy sắp xếp chúng theo mức độ cần thiết. Chẳng hạn khi bạn nhận được tiền gửi hàng tháng từ gia đình, bạn hãy liệt kê các khoản cần thiết phải ưu tiên chi tiêu trước (tiền thuê nhà, học phí, xăng xe, tiền ăn mỗi ngày,…) sau đó mới đến các khoản phụ có thể xê dịch (mua sắm, vui chơi,…). Nếu biết cách sắp xếp khoa học việc chi tiêu thì chắc chắn bạn sẽ rút ra được ưu điểm của phương pháp này để củng cố cho kế hoạch quản lý tài chính.
Sau khi sắp xếp các khoản cần chi tiêu theo mức độ cần thiết, tiếp đó bạn hãy thử lập danh sách tính toán sự cân đối trong tài chính. Hiểu đơn giản là chiếc bảng kê khai lại, tổng hợp lại những gì cần chi trong giới hạn ngân sách hiện có của bạn. Bạn có thể kẻ bảng ra giấy hoặc tổng hợp nó trên một file Excel đều được. Hãy lưu ý đảm bảo một điều rằng số tiền bạn chi ra phải luôn thấp hơn số tiền bạn thu vào. Bảng cân đối ngân sách này chính là hành trang giúp bạn dễ đạt được mục tiêu tài chính của mình hơn trong năm và cả tương lai đấy.
3. Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính
Nếu bạn cảm thấy vẫn chưa an tâm về khả năng quản lý tài chính của bản thân, hãy thử kết hợp thêm những ứng dụng quản lý tài chính. Các ứng dụng quản lý tài chính nổi tiếng có thể kể đến là Mint, Money Lover, Timo…
Đây là những mẹo nhỏ giúp các bạn sinh viên có thể tự tin, độc lập hơn vào khả năng chi tiêu của mình. Hãy bắt đầu thay đổi bản thân từ hôm nay để làm chủ bản thân, làm chủ tài chính bạn nha!
Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hay tư vấn hướng nghiệp vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Xuân
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Sinh viên năm nhất cần trang bị kỹ năng gì để học đại học tốt hơn?
Làm chủ thời gian cho một ngày hiệu quả.
Xem thêm video của Hướng nghiệp GPO:
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 26
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 85
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 219
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công