4 điều lưu ý khi làm việc trong môi trường đa văn hóa
Bước vào văn phòng của những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tập đoàn đa quốc gia tại những thành phố lớn, chúng ta sẽ thấy những bạn trẻ người Việt đứng cùng những đồng nghiệp ở Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, họp cùng những đối tác đến từ châu Mỹ, châu Âu, tạo nên một môi trường công sở đa sắc tộc, đa văn hóa. Cho dù người Việt rất năng động và giỏi thích nghi, sẽ có khá nhiều những bỡ ngỡ đối với những bạn lần đầu bước chân vào một môi trường đầy màu sắc như vậy. Cách tốt nhất để vượt qua điều này là hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và kỹ năng thiết yếu khi làm việc với những đồng nghiệp hay sếp người nước ngoài. Dưới đây là một số "sự thật" liên quan đến môi trường làm việc đa văn hóa mà bạn rất nên lưu ý nếu như bạn sắp trở thành một "mảnh ghép" trong bức tranh công sở với nhiều sắc tộc.
Không giỏi ngoại ngữ là một thiệt thòi lớn
Để được nhận vào làm việc tại công ty nước ngoài, chắc chắn bạn cần có một vốn ngoại ngữ "đủ dùng", thế nhưng khi làm việc một thời gian bạn sẽ mau chóng nhận ra khoảng cách từ "đủ dùng" tới "giỏi" vẫn còn khá xa. Sẽ rất thiệt thòi nếu vốn ngoại ngữ ít ỏi không thể giúp bạn trình bày được những ý tưởng phức tạp, tranh luận với đồng nghiệp hoặc khiến bạn không theo kịp những cuộc họp dài của sếp. Nhưng cũng đừng quá lo lắng nếu bạn chưa giỏi ngoại ngữ, bởi môi trường làm việc đa văn hóa chính là nơi tốt nhất để bạn trau dồi và rèn luyện. Hãy tích cực giao lưu, kết bạn với đồng nghiệp người nước ngoài, đọc thêm nhiều tài liệu bằng ngoại ngữ, chắc chắn bạn sẽ có những tiến bộ vượt bậc đấy.
Cần tôn trọng những khác biệt văn hóa
Ngày đầu làm việc cho một công ty Singapore, bạn có thể bị "choáng" khi thấy những đồng nghiệp theo đạo Hồi đồng loạt bỏ đi khi tiếng chuông báo hiệu giờ cầu nguyện vang lên. Bạn cũng sẽ thấy họ không bao giờ động tới các món ăn có nguồn gốc từ thịt lợn. Nếu có sếp người Đức, bạn sẽ bị phê bình nghiêm khắc nếu đến muộn dù chỉ một phút. Người Hàn, người Nhật thì vô cùng coi trọng lời chào và thường chào cấp trên một cách rất cung kính. Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều những ví dụ về khác biệt văn hóa giữa các dân tộc, và bạn rất nên tìm hiểu, quan sát để có thể nhận diện và tôn trọng những sự khác biệt này để tránh những hiểu lầm. Bên cạnh đó, hãy cố gắng giữ gìn và giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế nữa nhé.
Giao tiếp có thể gặp nhiều khó khăn
Có thể chỉ đến khi đi làm tại một môi trường đa văn hóa, bạn mới nhận ra rào cản ngôn ngữ không phải là điều duy nhất gây khó khăn khi giao tiếp với người nước ngoài, đó còn là sự khác biệt về cách truyền đạt, về phong cách và tư duy ngôn ngữ nữa. Nếu như người phương Đông ưa lối nói hình ảnh, bóng gió, "vòng vo" thì trái lại, người phương Tây với đặc trưng ngôn ngữ của họ, lại rất cụ thể và thẳng thắn. Vì vậy, họ sẽ không hiểu nếu bạn cứ cố ám chỉ một điều gì đó thay vì nói thẳng ra. Họ cũng sẽ có thể phản biện, từ chối người khác một cách thẳng thừng. Điều này đôi lúc gây ra mâu thuẫn khi "cái tôi" của bạn bị động chạm. Nhưng thay vì tự ái, bạn nên hiểu được gốc rễ các vấn đề và từ đó, điều chỉnh kỹ năng giao tiếp của mình sao cho hiệu quả hơn với đối phương.
Bạn không thể trông đợi người khác suy nghĩ giống mình
Nhận thức được sự khác biệt về mặt tư duy và lối suy nghĩ sẽ giúp bạn tránh được khá nhiều tranh luận trong quá trình làm việc với người nước ngoài. Thực tế thì mỗi nền văn hóa lớn trên thế giới đều định hình ra những quan niệm và lối sống hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy nên sự khác biệt về suy nghĩ là rất lớn. Bởi vậy, sẽ rất khó để bạn có thể thay đổi suy nghĩ của một người đến từ nền văn hóa khác với bạn. Việc đơn giản hơn là hãy chấp nhận sự khác biệt này và cùng tìm ra hướng đi để có thể đạt được mục tiêu chung của tất cả mọi người.
Làm việc trong môi trường đa văn hóa có thể khá thử thách ở giai đoạn đầu khi bạn cần cố gắng để thích nghi với những khác biệt. Thế nhưng, một khi đã hòa mình vào bức tranh đầy màu sắc ấy, bạn sẽ được mở mang tầm mắt với vô vàn những bài học quý giá và những điều thú vị, đồng thời có thêm những người bạn, người đồng nghiệp ở khắp năm châu. Đây quả là một điều tuyệt vời đúng không? Hãy sẵn sàng để trở thành một "công dân toàn cầu" ngay từ hôm nay nhé.
Theo Báo Gia đình & Xã hội.
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 157
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 262
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 312
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1916
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1781
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4902
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1467
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1357
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1381
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công