4 Sai lầm khiến cho việc đọc sách của bạn trở nên vô ích
Sách là một trong trong những người thầy của cuộc đời. Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kiến thức và tinh thần cho người đọc. Thói quen đọc sách là một trong những thói quen tốt của những người thành đạt. Nhưng nếu đọc sách không đúng cách thì không những chả mang lại giá trị gì nhiều mà còn khiến bạn lãng phí thời gian nữa. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số sai lầm cơ bản khi đọc sách mà chúng ta thường mắc phải.
1. Đọc sách theo phong trào
Ở trong thời đại thông tin hiện nay, lượng thông tin được sản sinh ra quá nhiều.Việc chọn lựa sách trở thành một trong những vấn đề khá nan giải đặc biệt là đối với những bạn không biết mình nên chọn đọc sách gì.
Với một thị trường sách tràn lan, lựa sách để đọc cũng giống như việc lựa quần áo khi đi shopping vậy. Không phải cuốn sách nào cũng tốt và phù hợp với tất cả mọi người. Vì vậy nên việc đọc sách đôi khi là đọc theo số đông với suy nghĩ người khác bảo hay thì mình cũng sẽ thấy hay.
Truyền thông hiện nay đang cố gắng khuyến khích mọi người đọc thật nhiều sách. Ở bài viết này tôi sẽ không bàn về mục đích của việc đó. Nhưng thực tế trong thời đại hiện nay có quá nhiều kênh giúp bạn tiếp cận thông tin chất lượng và số lượng không hề kém sách.
Ví dụ như là internet, với công nghệ thông minh hiện nay bạn có tìm được bất cứ thông tin nào mà bạn cần một cách nhanh chóng. Và có lẽ vấn đề ở đây chỉ là có phù hợp hay không mà thôi.
2. Đọc sách để lấy số lượng
Đọc sách theo mục đích này là một việc làm chẳng mang lại được giá trị gì cho bạn cả. Việc bạn có thông minh hay hiểu biết chẳng liên quan gì đến việc bạn đã đọc được bao nhiêu cuốn sách.
Cách đọc sách này giống như việc bạn cố nhồi nhét thật nhiều thức ăn vào cái dạ dày khốn khổ của bạn trong khi cơ thể thì chẳng hấp thu được bao nhiêu vậy. Kiến thức từ những cuốn sách mà bạn đọc sẽ chỉ giống như lượn một vòng trong đầu bạn rồi đi ra mà chẳng để lại vết tích gì.
Thà cả đời chỉ đọc được một cuốn sách hay mà có thể đưa những kiến thức trong đó ra sử dụng triệt để còn hơn là đọc thật nhiều sách rồi chỉ để nhận lấy một thứ thành tích ngộ nhận.
3. Cố ép bản thân đọc kể cả khi đầu óc đang không tập trung
Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy việc đọc sách trở nên không trôi chảy và chỉ có mắt bạn là còn ở trên trang giấy trong khi tâm trí thì đã đi lạc ở đâu đó. Nếu điều đấy xảy ra thì tốt nhất là hãy dừng việc đọc lại và đi làm việc khác mà bạn cảm thấy hứng thú hơn. Vì lúc này có lẽ thứ bạn muốn không phải là kiến thức trong sách mà là để cố hoàn thành đạt chỉ tiêu số lượng trang sách mà bạn đang đặt ra.
Đây cũng là một việc làm khá thừa thãi, phí thời giờ và vô ích. Hãy khiến việc đọc sách trở thành một thú vui chứ đừng biến đọc sách trở thành một công việc nặng nề.
4. Đọc sách một cách thụ động
Đọc sách là để tiếp thu, tích lũy những kiến thức, tinh hoa của nhân loại. Nhưng giống như việc học hay bất cứ việc nào khác, không nên đọc sách một cách thụ động.
Đọc sách thụ động ở đây là chỉ biết đọc và ghi nhớ mọi thứ, đó hoàn toàn không phải là một cách đọc sách tốt. Nếu đọc với phương pháp đó chúng ta sẽ chỉ là một con mọt sách không hơn không kém.
Đọc sách là phải biết phản biện vì không phải một kiến thức được viết trong sách đều là chân lý và đều chính xác đối với bạn. Việc phản biện còn giúp chúng ta tư duy tốt hơn và hiểu vấn đề một cách sâu hơn nữa.
Ngoài ra kiến thức sẽ chỉ là một kho báu bị chôn giấu nếu nó chỉ nằm trong trí nhớ. Vậy nên đẳng cấp cao nhất của việc đọc sách là có thể sử dụng được nó thành công ở ngoài đời thực.
Hoàng Yếnn – Blog chia sẻ tri thức
Bài viết khác
5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 39
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 46
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 70
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 202
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 258
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 180
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 235
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 153
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 259
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 306
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công