5 Kỹ năng giúp bạn trở thành một Event Planner tuyệt vời
Event planner được hiểu là người giải quyết những mục đích, thông điệp và yêu cầu mà khách hàng mong muốn, họ lên kế hoạch và quản lý tiến độ cho toàn bộ sự kiện, trong một vài sự kiện thì event planner còn được xem như người quản lý dự án (project manager). Công việc của họ đòi hỏi thời gian lẫn chất xám để có thể tổ chức những bữa tiệc thu hút và hay nhất có thể. Và để thành công, các nhà lập kế hoạch sự kiện nhất thiết phải sở hữu nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những kỹ năng mỗi event planner cần trang bị để tiến xa hơn trong nghề tổ chức sự kiện:
1. Có tổ chức
Event planner luôn là những người có kỹ năng tổ chức tuyệt vời. Có thể một ngày họ phải giải quyết rất nhiều vấn đề về công việc cũng như những mối quan hệ xung quanh. Chính vì vậy mà họ cần sắp xếp các việc phải làm, giờ giấc để trao đổi, thảo luận nhóm một cách cụ thể, cũng như ghi chép và giữ các tập tài liệu, thông tin quan trọng cẩn thận và gọn gàng để có thể dễ dàng bám sát tiến độ. Một sự kiện có kết quả tốt nhất là khi rủi ro thấp nhất, điều đó chứng tỏ rằng bạn cần phải để ý đến các chi tiết nhỏ nhất, từ kế hoạch trên giấy đến khi triển khai.
2. Kiểm soát cảm xúc
Đối với mỗi sự kiện, khâu chuẩn bị trước khi chương trình bắt đầu luôn là khoảng thời gian bận rộn nhất. Đây là lúc mọi người tất bật làm luôn tay luôn chân quên cả giờ giấc, và mọi việc dường như luôn trong tình trạng không thể kết thúc đúng hạn. Nó thực sự tạo rất nhiều áp lực và căng thẳng. Vì vậy bạn nên tự rèn luyện cho mình kỹ năng kiểm soát cảm xúc, luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống để giải quyết vấn đề thông minh và hiệu quả nhất.
3. Sáng tạo
Lập kế hoạch sự kiện không chỉ đơn thuần là lập danh sách việc cần làm. Là một event planner, bạn cần sử dụng sự sáng tạo của mình để mang lại một hơi thở mới cho chương trình. Sự sáng tạo được xem là nòng cốt của một sự kiện. Mỗi sự kiện lại có concept khác nhau, các nhà event planner cần phải tìm nguồn cảm hứng và suy nghĩ rất nhiều ý tưởng để có thể biến hóa, thay đổi cho từng sự kiện, để biến nó trở nên khác biệt nhất và thu hút người tham gia nhiều nhất.
Sáng tạo là một kỹ năng có thể học được và phát triển theo thời gian. Điều cốt lõi duy nhất là niềm tin về bản thân rằng mình là một người sáng tạo và sẵn sàng luyện tập các phương pháp mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể tìm nguồn cảm hứng từ các trang web/ blog, sách, tạp chí,… pha trộn và làm mới chúng theo cách riêng của mình.
4. Giải quyết vấn đề
Không ít sự kiện diễn ra gặp phải những tình huống ngoài kế hoạch và cần giải quyết trong thời gian ngắn. Lúc này, các event planner cần phải giữ một chiếc đầu lạnh và nhanh trí để có thể xử lý kịp thời. Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng đi cùng với thời gian và nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn có thể cải thiện phản ứng của mình bằng cách tập trung vào bản kế hoạch trước khi diễn ra sự kiện.
Chìa khóa nằm ở việc liên tục kiểm tra kế hoạch và tạo các kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống, việc này sẽ giúp bạn lường trước phần nào những rủi ro có thể xảy ra (như thay đổi thời tiết, lỗi kỹ thuật, hậu kỳ,,…), để bạn luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó và hơn hết là bảo đảm sự kiện diễn ra theo đúng quỹ đạo đã được định sẵn.
5. Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là hết sức cần thiết đối với một event planner. Trong công việc, việc truyền thông sai có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho cả người lập kế hoạch sự kiện và khách hàng, và một sự hiểu lầm đơn giản có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Việc lắng nghe là rất cần thiết để bạn có thể nắm được yêu cầu của khách hàng.
Lời kết
Sự thành công của một người lập kế hoạch sự kiện nằm ở khả năng tập trung vào nhiệm vụ mà không bị phân tâm bởi những thứ khác, hoặc bị choáng ngợp bởi vô số chi tiết trong công việc mà cần bám sát. Giữ bình tĩnh, linh hoạt và sáng tạo là các thuộc tính cốt yếu để trở thành một event planner thành công.
Hoài Trân
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 164
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 263
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 315
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 1926
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Học gì không thất nghiệp?
Ngày đăng: 04/04/2023 - Lượt xem: 1783
Học gì không thất nghiệp?
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4905
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1469
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1358
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1381
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công