Á quân Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh được bổ nhiệm giáo sư trợ lý
Nguyễn Thành Vinh, á quân cuộc thi Olympia mùa đầu tiên, vừa được ĐH New South Wales (Úc) bổ nhiệm là giáo sư trợ lý (asistant professor). Hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này ngay bây giờ các bạn nhé!
ĐH New South Wales (Úc) vừa có thông báo trên website chúc mừng tiến sĩ Vinh Nguyễn (Nguyễn Thành Vinh), được bổ nhiệm là giáo sư trợ lý (asistant professor- tương đương phó giáo sư ở Việt Nam) của trường này. Anh là người quen thuộc với khán giả Việt Nam khi trở thành á quân của cuộc thi Olympia mùa đầu tiên cũng như là diễn viên đóng vai Nam trong bộ phim Phía trước là bầu trời.
Hồ sơ của Nguyễn Thành Vinh trên trang web của ĐH New South Wales - Ảnh chụp màn hình
Website của ĐH New South Wales đăng tải tiểu sử của tiến sĩ Nguyễn Thành Vinh là: "Tiến sĩ Vinh Nguyễn (còn được gọi là: Thanh Vinh Nguyen hay Thanh V. Nguyen) sinh năm 1982 tại Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp trung học, anh đến Sydney (Úc) để theo học ngành hóa học công nghiệp tại ĐH New South Wales. Tiếp đó, anh chuyển sang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ hóa học hữu cơ với GS Michael Sherburn tại ĐH Quốc gia Úc ở thủ đô Canberra. Anh đã làm việc để phát triển các phương pháp tổng hợp mới ứng dụng trong tổng hợp sản phẩm tự nhiên và nghiên cứu thiết kế, tổng hợp các phân tử vật chủ tổng hợp khổng lồ cho mô hình phân phối thuốc".
Cũng theo tiểu sử này, sau khi tốt nghiệp vào năm 2010, Nguyễn Thành Vinh đến làm việc về xúc tác hữu cơ trong nhóm GS Dieter Enders tại Viện Hóa học Hữu cơ RWTH Aachen (Đức) theo học bổng sau tiến sĩ (Ph.D) Alexander von Humboldt.
Năm 2013, anh chuyển đến ĐH Curtin (Perth, Úc) để thành lập nhóm nghiên cứu độc lập của riêng mình. Năm 2015, anh lại chuyển đến ĐH New South Wales để đảm nhận vị trí giảng viên/ARC DECRA tại Trường Hóa học của ĐH này. Anh được thăng giảng viên cao cấp vào năm 2018 và được trao chức danh asistant professor vào năm 2021.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Vinh cùng các đồng sự trong nhóm nghiên cứu của mình - Website nhân vật
Trước đó, tiến sĩ Nguyễn Thành Vinh từng giành được một số giải thưởng về lĩnh vực nghiên cứu mà mình theo đuổi. Tháng 12.2013, anh nhận Giải thưởng Tạp chí Hóa học Thieme 2014 danh giá, do ban biên tập của Synlett-Synthesis-Synfact lựa chọn, vì thành tích xuất sắc trong vai trò là một nhà nghiên cứu khởi đầu sự nghiệp.
Tháng 11.2014, anh là nhà hóa học hữu cơ người Việt duy nhất được trao giải thưởng nghiên cứu Discovery Early Career Research Award (DECRA) do Hội đồng Nghiên cứu Úc tài trợ. Giải thưởng này chỉ trao cho hai người.
Tháng 8.2016, anh được bộ phận Hóa học hữu cơ của Viện Hóa học Hoàng gia Úc (RACI) trao tặng học bổng Athel Beckwith. Giải thưởng này công nhận các nhà hóa học hữu cơ xuất sắc, được bổ nhiệm gần đây (chưa đầy 5 năm ở vị trí đầu tiên) tại Úc. Năm 2019, anh được nhận tài trợ Dự án Khám phá của Hội đồng Nghiên cứu Úc trị giá 420.000 USD cho giai đoạn 2020-2022 để thực hiện nghiên cứu các phương pháp tổng hợp mới.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Vinh trong cuộc thi năm Olympia mùa đầu tiên - Cắt từ clip
Trong cuộc thi Olympia mùa đầu tiên (từ năm 1999 - 2000), quán quân cuộc thi là Phan Ngọc Minh (Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long). Bên cạnh, Phan Ngọc Minh, tuy chỉ đạt vị trí á quân nhưng Nguyễn Thành Vinh (khi đó là học sinh của Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) nhận được rất nhiều chú ý của khán giả.
Sau đó, Nguyễn Thành Vinh tham gia đóng bộ phim Phía trước là bầu trời được phát sóng trên kênh VTV3 nên càng nổi tiếng. Sau đó, cả Phan Ngọc Minh và Nguyễn Thành Vinh đều sang Úc để du học theo học bổng của chương trình này.
Hướng nghiệp GPO mong rằng bạn đã tích luỹ được cho mình những thông tin hữu ích qua bài viết này. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Kinh nghiệm thực tiễn về Fintech từ tiến sĩ gốc Việt tại New Zealand
Nữ sinh 14 tuổi chia sẻ cách học 8.5 IELTS Listening
Bài viết khác
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 22
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 19
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 37
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 83
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 59
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 226
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 91
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 62
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 70
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 61
AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công