Bác sĩ nha khoa - Nha sĩ
Chắc hẳn là chúng ta đều đã từng phải gặp Bác sĩ nha khoa ít nhất một lần trong đời, nhất là khi còn nhỏ - giai đoạn răng hàm vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện hay khi chúng ta muốn "thẩm mỹ" răng, cải thiện hàm răng của mình. Và có thể hình dung một cách rất dễ dàng, nếu không có những người Nha sĩ, sẽ chẳng ai có thể tự giải quyết vấn đề về răng của chính mình, điều này cho thấy vai trò của Bác sĩ nha khoa quan trọng đến nhường nào.
Định nghĩa Nha sĩ
Nha sĩ là gì?
Bác sĩ nha khoa hay nha sĩ là những người bác sĩ chuyên về việc chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các vấn đề liên quan đến răng, khoang miệng, thuộc về lĩnh vực nha khoa. Đồng thời cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Để trở thành bác sĩ nha khoa - nha sĩ, cần phải tốt nghiệp trình độ đại học ngành Nha khoa. Đồng thời, trong khi theo học, phải trải qua quá trình thực tập, thực hành tại các phòng khám, bệnh viện và tham gia thêm một số lớp học chuyên môn.
Cơ hội việc làm đối với Nha sĩ
Nha sĩ là một công việc, nghề nghiệp đầy triển vọng. Bởi cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các nhu cầu về thẩm mỹ cũng như chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao với quy mô rộng. Các bác sĩ có thể làm việc tại Bệnh viện hay mở các phòng khám tư...
Công việc của Bác sĩ nha khoa
Tùy theo trình độ chuyên môn và mỗi vị trí làm việc khác nhau, các Bác sĩ nha khoa sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau phù hợp với chức trách của mình. Từ những công việc cơ bản nhất đến những công việc đòi hỏi trình độ nghề nghiệp cao.
Bác sĩ nha khoa thường sẽ phụ trách những công việc khám chữa bệnh sau:
- Chỉnh hình răng: Làm răng thẩm mỹ, niềng răng, thay răng giả.
- Điều trị nội nha: Nhổ răng, sâu răng, cao răng.
- Chụp X quang và chẩn đoán trên kết quả nhận được.
- Kê đơn thuốc phục vụ quá trình điều trị răng.
- Phục hồi các chức năng răng miệng. Phẫu thuật răng, hàm, ghép răng, trồng răng, chữa tủy răng...
- Điều trị thẩm mỹ: Phục hồi răng ố màu, Răng thưa, hô móm, lệch lạc, ít răng…
- Chẩn đoán, chữa trị các bệnh, thương tật, dị tật ở răng hàm.
Với những công việc càng phức tạp, đặc biệt là phẫu thuật, Bác sĩ nha khoa phải trải qua quá trình nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu trong vòng nhiều năm để có đủ năng lực đảm nhiệm chức trách đó.
Những tố chất thiết yếu đối với Bác sĩ nha khoa
Để trở thành một Bác sĩ nói chung và một Bác sĩ nha khoa nói riêng thì chỉ có trình độ chuyên môn, học vấn thôi là chưa đủ. Cần phải rèn luyện thêm cho mình những tố chất, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết.
- Khả năng giao tiếp tốt: Trong quá trình làm việc, Nha sĩ sẽ gặp gỡ rất nhiều bệnh nhân và người nhà của họ, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Vậy nên để quá trình khám chữa bệnh diễn ra thuận tiện thì khả năng giao tiếp là một yếu tố thiết yếu.
- Kiên trì, nhẫn nại.
- Khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, chịu khó.
- Khả năng nghiên cứu, trau dồi tốt...
Những trường đào tạo Nha sĩ tại Việt Nam
Nha khoa là một ngành nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Tuy nhiên, số lượng tuyển sinh của chuyên ngành này lại khá ít, dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong cuộc đua đặt chân vào ngành nghề này.
Dưới đây là những trường đào tạo Bác sĩ nha khoa - Nha sĩ tại Việt Nam bạn có thể tham khảo:
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học Y dược Huế
- Đại học Y dược TP. HCM
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại học Y - Đại học Quốc gia HN
- Đại học Y tế Công cộng (HN)
- Đại học Thành Đô (Hà Nội)...
Ngoài việc lựa chọn theo học tại các trường đại học trong nước, nhiều bạn trẻ lại lựa chọn du học ngành bác sĩ nha khoa hay sau khi tốt nghiệp tại Việt Nam thì lựa chọn du học Thạc sĩ để có thể tiếp cận với nền giáo dục, đào tạo hiện đại, phát triển.
Tạm kết
Hướng nghiệp Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn hiểu thêm về Bác sĩ nha khoa - nha sĩ và những công việc của họ và có một định hướng rõ ràng hơn trong việc hướng nghiệp của mình.
Thùy Leah
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4811
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 984
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 2024
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2022
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công