[Bài sưu tầm] Nhảy việc: Thời điểm nên không nên
Nhảy việc cuối năm là đánh đổi tất cả những cố gắng của bạn trong suốt một năm qua. Điều này là đúng hay sai? Nhảy việc thời điểm nào thì sẽ phù hợp. Đến hẹn lại lên, không ít bàn dân công sở lại cảm thấy “đau đầu” với bài toán muôn thuở: “Nên nhảy việc cuối năm hay không?” Nóng vội dẫn đến những quyết định cảm tính đôi khi sẽ dẫn đến sai lầm. Nhưng trì hoãn và cứ mải đắn đo thì cơ hội sẽ chẳng đợi chờ. Vậy thời điểm nào và khi nào mới thích hợp để nhảy việc?
Thời gian nhảy việc phù hợp
Các chuyên gia về tuyển dụng và nhân sự trên thế giới cho rằng ở bất cứ quốc gia nào và thị trường lao động nào, các doanh nghiệp hầu như đều ít nhiều gặp biến động về nhân sự thời điểm đầu năm hoặc sau kỳ nghỉ Tết dài. Thực tế nếu xét về góc độ thời gian, có lẽ đây là lúc khá phù hợp nếu bạn đang có dự định nhảy việc bởi một vài lý do như:
Một là, bạn đã trải qua một kỳ nghỉ Tết đủ dài để refresh bản thân và đang rất sẵn sàng cho một nơi làm việc mới với những đồng nghiệp mới.
Hai là, nếu nghỉ vào giữa năm hoặc cuối năm, bạn rất khó để nhận được khoản thưởng Tết một cách trọn vẹn. Do đó, đầu năm mới sẽ là thời điểm thích hợp nhất đi kèm với tâm lý “năm mới sẽ dễ dàng để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ một cách thuận lợi hơn”.
Ba là, đầu năm là thời điểm các công ty tuyển dụng sôi nổi, việc làm cũng nhiều hơn đồng nghĩa với việc cơ hội để bạn lựa chọn công ty phù hợp nhất với nguyện vọng của bản thân cũng rộng mở hơn.
Tuy nhiên, nếu không phải vì khoản thưởng Tết hấp dẫn thì cuối năm cũng có thể xem là thời điểm đáng xem xét nếu bạn đã có một offer tốt hơn từ nơi làm mới. Bởi lẽ đây là thời điểm là “tỷ lệ chọi” thấp nhất trong năm khi nhu cầu tuyển dụng vẫn có nhưng hồ sơ thì lại rất hiếm hoi. Trong khi đó, việc bạn chuyển công ty vào những tháng cuối năm cũng sẽ giúp bạn hoàn thành 2 tháng thử việc trong năm cũ và sẽ thuận lợi cho việc tính thưởng Tết đủ tháng làm việc chính thức/năm ở công ty mới.
Quyết đoán nhảy việc vì “nước đã tràn ly”
Thời gian chỉ là vấn đề cần cân nhắc khi bạn có một khoản thưởng đủ lớn và thực sự vẫn chưa tìm được một nơi làm việc mới đủ sức hấp dẫn. Ở câu chuyện của cảm xúc có lẽ sẽ có nhiều việc đáng bàn.
Nghỉ việc không phải là chuyện nhỏ, đặc biệt là khi bạn đã qua tuổi 30 hoặc đã có gia đình với nhiều mối lo về kinh tế. Nhưng nếu ngay lúc này, dù có đang ở thời điểm nào đi chăng nữa, dù bạn đã có thâm niên với công ty đi chăng nữa nhưng vẫn cảm thấy không có tiếng nói chung với quản lý và đồng nghiệp trong công việc, không cảm thấy bản thân được ghi nhận và những nỗ lực của bạn dường như không có nhiều giá trị đối với nơi làm việc ấy. Hãy chấp nhận sự thật và dũng cảm tìm một nơi làm việc mới.
Đặt câu hỏi: “Tương lai của mình 2-3 năm nữa tại nơi này sẽ như thế nào?” Nếu không thể thăng tiến về cấp bậc thì mức độ thăng tiến về chuyên môn, kỹ năng và mối quan hệ của bạn có đi lên hay vẫn đi ngang? Việc đi làm chỉ trở nên có động lực khi bạn được học hỏi những điều mới mẻ, các vấn đề về lương bổng được đáp ứng ở mức xứng đáng. Bạn biết mỗi ngày sẽ phải làm gì, mình tạo ra được những giá trị gì và hạnh phúc vì sau mỗi giai đoạn nhìn lại sẽ thấy bản thân giỏi giang, trưởng thành hơn. Nếu một công ty không tạo cho bạn cơ hội để làm được những điều đó, để phát triển bản thân thì rõ ràng ra đi để tìm một cơ hội mới là điều nên làm.
Cuối cùng, lương bổng cũng chính là yếu tố rất quan trọng. Bạn đã làm ở một công ty đủ lâu nhưng không nhận lại được mức thù lao xứng đáng? Bạn đã nhiều lần đề xuất nhưng vẫn chỉ ở “diện xem xét” hoặc mức tăng quả thật không làm bạn hài lòng? Có quá nhiều vấn đề về văn hóa doanh nghiệp khiến bạn cảm thấy không thể hòa nhập? Vậy thì việc nấn ná ở lại không có nhiều ý nghĩa dù là ở thời điểm nào.
Hãy nhớ rằng, chỉ nên hành động khi đã có định hướng
Bạn có thể chờ đầu năm mới nhảy việc. Bạn cũng có thể nhảy việc vào một tháng rất lưng chừng như tháng 6, tháng 7, thậm chí là tháng 9, tháng 10. Thế nhưng, điều mà bạn rất cần phải có ngay thời điểm phát sinh suy nghĩ nghỉ việc là: Mình sẽ làm gì tiếp theo?
Hãy tìm hiểu trước về vị trí mới và công ty mới để tìm một công việc phù hợp. Thậm chí, nếu bạn là type người theo “chủ nghĩa an toàn” thì hãy chắc chắn đã tìm được một công việc mới rồi mới quyết định nghỉ việc tại công ty cũ. Bạn có thể đi làm ngay sau khi nghỉ, cũng có thể dành ra một khoảng thời gian để tận hưởng, nghỉ ngơi hoặc thực hiện những dự án cá nhân. Dù thế nào cũng cần phải có định hướng cụ thể cho tương lai rồi mới nghỉ việc. Bởi xét cho cùng, nhảy việc là để tìm một nơi mới thích hợp hơn, tìm những đồng nghiệp mới phù hợp hơn, một mức lương mới khiến bạn hài lòng hơn và một cuộc sống mới giúp bạn “dễ thở” hơn.
Mong bạn dù là ở thời điểm nào và ra đi trong trạng thái cảm xúc ra sao thì vẫn sẽ tìm được niềm vui, sự tận hưởng ở nơi làm việc mới và không hối tiếc về quyết định của mình. Đó mới là thời điểm nhảy việc lý tưởng nhất.
Giang Giang – theo Cafef
Career.gpo.vn
Bài viết khác
Đọc sách giống như chọn bạn đời: Tìm được phương pháp đọc phù hợp nhất mới mong thu được lợi ích
Ngày đăng: 24/02/2021 - Lượt xem: 34
Đọc sách cũng giống như đi giày, giày của người khác, của người nổi tiếng chưa chắc đã vừa chân chúng ta; đọc sách cũng giống như ăn cơm, thức ăn của các nhà dinh dưỡng học chưa chắc đã phù hợp với chúng ta; đọc sách cũng giống như du lịch, cung đường của các nhà lữ hành chưa chắc đã là cung đường tốt nhất với chúng ta. Vì vậy, đọc...
Xem thêm [+]Nữ sinh tốt nghiệp đại học danh giá vẫn thất nghiệp, "cắn răng&đi làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu
Ngày đăng: 24/02/2021 - Lượt xem: 74
"Áp lực đè nặng đến suýt gục ngã, mình không dám đối diện với việc bản thân là đã thất nghiệp. Nhưng vì miếng cơm manh áo, cuối cùng cũng đành cắn rơm cắn cỏ đi làm công nhân vệ sinh môi trường", cựu nữ sinh này tâm sự.
Xem thêm [+]5 thú vui mỗi ngày giúp bạn thành công trong công việc
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 79
Sở thích không chỉ là một hoạt động thú vị để giết thời gian. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, những thú vui nhỏ như đan lát, nấu ăn hay nhiếp ảnh thực sự giúp tăng năng suất làm việc. Nhưng bạn có biết rằng những thú vui dưới đây không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả mà còn là những yếu tố sẽ góp phần vào thành công của...
Xem thêm [+]5 lời khuyên phải nhớ để tránh khởi nghiệp kinh doanh thất bại
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 60
Bất cứ người kinh doanh thành công nào đều phải trải qua những thất bại và kinh nghiệm, nếu nói không có tức là họ đang nói dối. Tuy nhiên làm sao để hạn chế mọi thất bại đáng tiếc, đơn giản là bạn hãy đúc rút từ người khác. Dưới đây là 5 lời khuyên đúc rút từ những bài học thực tế xương máu mà bạn nhất định phải nhớ để tránh...
Xem thêm [+]Bốn hành vi biến người bình thường thành CEO, theo nghiên cứu trên 2.600 nhà lãnh đạo
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 92
Nếu bạn nghĩ rằng tất cả các CEO của Ivy League đều là những cá nhân có thành tích học tập xuất sắc; và họ đã để mắt đến C-suite khi còn trẻ thì bạn đã nhầm. Theo Elena Botelho và Kim Powell, tác giả của cuốn sách The Next Next CEO, cho đến giờ, những CEO tài ba nhất thường không biết rằng họ đã được định sẵn cho vị trí to lớn ấy. Tuy...
Xem thêm [+]Giao tiếp bằng lời nói – kỹ năng mềm quan trọng trong mọi ngành nghề
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 58
Giao tiếp bằng lời nói là trao đổi thông tin giữa các cá nhân và trong tập thể thông qua lời nói. Đây là một trong những cách giao tiếp giữa nhân viên với cấp trên, giữa đồng nghiệp với nhau, và giữa nhân viên với khách hàng.
Xem thêm [+]Những ngành nghề cần nhân lực trong năm 2021
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 52
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (Falmi) vừa đưa ra dự báo cho thấy năm 2021.
Xem thêm [+]4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 83
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, có rất nhiều ngành nghề giúp bạn kiếm thêm thu nhập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và đặc biệt không lo thất nghiệp khi ra trường.
Xem thêm [+]10 kỹ năng mềm không thể thiếu trong lĩnh vực tài chính
Ngày đăng: 18/02/2021 - Lượt xem: 91
Tài chính là lĩnh vực yêu cầu kiến thức nền chắc chắn và các kỹ năng chuyên môn cao. Cùng với đó, khả năng giao tiếp giữa các cá nhân hay còn được gọi là “kỹ năng mềm” cũng quan trọng không kém nếu muốn thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là 10 kỹ năng không thể thiếu dành cho những người đang và có ý định theo đuổi lĩnh vực thú vị...
Xem thêm [+]Kỹ năng làm sếp
Ngày đăng: 17/02/2021 - Lượt xem: 90
Dù chỉ là trưởng nhóm một dự án hay trưởng phòng của hai, ba nhân viên thì bạn vẫn cần phải có một số kỹ năng để chắc chắn rằng "trên bảo dưới phục lăn". Bạn hãy lưu ý những điểm sau.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Đọc sách giống như chọn bạn đời: Tìm được phương pháp đọc phù hợp nhất mới mong thu được lợi ích
- Nữ sinh tốt nghiệp đại học danh giá vẫn thất nghiệp, "cắn răng&đi làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu
- 5 thú vui mỗi ngày giúp bạn thành công trong công việc
- 5 lời khuyên phải nhớ để tránh khởi nghiệp kinh doanh thất bại
- Bốn hành vi biến người bình thường thành CEO, theo nghiên cứu trên 2.600 nhà lãnh đạo
- Giao tiếp bằng lời nói – kỹ năng mềm quan trọng trong mọi ngành nghề
- Những ngành nghề cần nhân lực trong năm 2021
- 4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp