Bí quyết để ứng viên mới ra trường ghi điểm với nhà tuyển dụng
Ngoài những kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử, tùy vào từng vị trí chuyên môn mà nhà tuyển dụng sẽ có những điều quan tâm đặc biệt dành cho ứng viên. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO xem xét những điều cần thiết sau đây để giúp bạn có được một buổi phỏng vấn thành công nhất nhé!
Phần lớn, những ứng viên đã có hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc sẽ tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn ở bất kỳ công ty nào. Khi đó kỹ năng của bạn đã đủ vững, bạn cũng hiểu được thế mạnh của bản thân mình ở đâu và yếu tố nào mình quan tâm nhất khi thay đổi ở môi trường trường mới. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng chủ động hơn trong việc trao đổi với nhà tuyển dụng.
Những điều nhà tuyển dụng quan tâm khi phỏng vấn ứng viên
Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc dưới 1 năm làm việc lĩnh vực chuyên môn, bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trao đổi mong muốn bản thân cũng như thấu hiểu được điều quan tâm thật sự của nhà tuyển dụng đối với ứng viên.
Tùy vào yêu cầu của từng công ty mà quá trình phỏng vấn diễn ra khác nhau. Đối với cấp bậc nhân viên, bạn có thể sẽ trải qua 1 – 2 vòng phỏng vấn. Nhưng nhìn chung, một số vấn đề sau sẽ thuộc top quan tâm hàng đầu của nhà tuyển dụng:
Trải nghiệm thực tế
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, chưa từng cộng tác ở vị trí full-time tại một doanh nghiệp nào thì trải nghiệm thực tế là điều mà nhà tuyển dụng rất quan tâm. Có một sự khác biệt rất lớn giữa kiến thức đạt được trong trường đại học và trải nghiệm ở thế giới thực. Nhiều điều bạn được học ở trường chắc chắn là nền tảng tri thức quý giá, nhưng nó khó có thể so sánh với kinh nghiệm bạn tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày.
Trải nghiệm thực tế ở đây chính là ngoài việc học tập tại trường, bạn còn tham gia các hoạt động đội nhóm, hoạt động xã hội, đã từng làm thêm, làm cộng tác viên ở một nơi nào đó hoặc đã từng là thực tập sinh tại các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực chung với công ty bạn phỏng vấn. Đó là yếu tố thay thế cho kinh nghiệm làm việc mà nhà tuyển dụng quan tâm.
Kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề
Kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề là một trong những thế mạnh của mỗi người mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng đều rất quan tâm. Walt Bettinger – CEO hãng dịch vụ tài chính Charles Schwab đã từng chia sẻ: “Chúng ta có thể dễ dàng dạy ai đó cách làm một công việc nhưng chúng ta không thể dạy họ cách phải sống như thế nào?”. Doanh nghiệp luôn sẵn sàng tuyển dụng một nhân viên hoàn toàn không có kinh nghiệm chuyên môn để đào tạo công việc mới, nhưng không thể dạy bạn cách giao tiếp hay xử lý vấn đề như thế nào.
Kỹ năng giao tiếp trong đội nhóm là điều cần thiết cho bất kỳ vị trí nào
Những kỹ năng này không phải là sự sáng tạo bẩm sinh, nó là kinh nghiệm được đúc kết từ va chạm thực tế, từ cách bạn giao tiếp với mọi người xung quanh, cách bạn làm việc đội nhóm và góc nhìn tư duy khi có vấn đề xung đột xảy ra. Cho dù bạn làm công việc gì, ở vị trí nào thì cũng sẽ có những khó khăn áp lực nhất định, đó là một phần trong công việc hàng ngày. Nó cũng là nền tảng giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Ở trường hợp này, nhà tuyển dụng có thể sẽ đưa ra một ví dụ minh họa và yêu cầu bạn đưa ra giải pháp xử lý. Thái độ và khả năng nhìn nhận vấn đề sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn cho vị trí ứng tuyển. Doanh nghiệp luôn cần những cá thể giúp doanh nghiệp đoàn kết và vững mạnh, quan trọng nhất là rút ngắn thời gian để hoàn thành công việc nhanh nhất có thể.
Mục tiêu nghề nghiệp tương lai
Trong các buổi phỏng vấn, nhất là đối với sinh viên mới ra trường, hoặc mới đi làm, bạn sẽ rất dễ gặp nhưng câu hỏi như: Bạn có định hướng mục tiêu công việc như thế nào trong vòng 3 – 5 năm? Bạn mong muốn điều gì ở công việc này, ở công ty này? Việc này giúp nhà tuyển dụng thăm dò được khát khao của bạn dành cho công việc, liệu bạn có phải là người cầu tiến, có mục tiêu sự nghiệp rõ ràng.
Người có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng phần nào biết được khả năng gắn bó của bạn với doanh nghiệp có lâu dài hay không. Vậy nên hãy suy nghĩ và trả lời thật kỹ, đúng trọng tâm vấn đề sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Tạm kết
Dù phỏng vấn ở bất kỳ vị trí nào, công ty nào, để buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp và đạt kết quả cao nhất, bạn đều cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng, nhất là nghiên cứu thông tin về doanh nghiệp mà bạn sắp ứng tuyển. Chẳng doanh nghiệp nào hài lòng khi ứng viên phỏng vấn công ty mình lại không biết họ là ai, họ làm gì.
Chúc các bạn sẽ tìm được một công việc như ý với mức lương hấp dẫn nhé! Theo dõi Hướng nghiệp GPO để trang bị được những thông tin nghề nghiệp hữu ích.
Bạn có thể đọc thêm thêm những thông tin liên quan sau:
>> Nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất 2020
>> Làm gì khi nhà tuyển dụng không phản hồi
Anna Tran
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công