Bí quyết viết bài luận, giành học bổng 6 tỷ từ Đại học Mỹ của nữ sinh Hà Nội
GDVN- Lê Nguyệt Hà (18 tuổi, Hà Nội) đang chuẩn bị hành trang để nhập học tại Đại học Carnegie Mellon. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé.
Lê Nguyệt Hà (18 tuổi), học sinh Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) mới nhận được kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2021.
Trong khi nhiều bạn bè hồi hộp theo dõi điểm chuẩn của các trường Đại học thì Hà đang chuẩn bị hành trang để sắp tới sẽ nhập học tại Đại học Carnegie Mellon (CMU), chi nhánh Qatar. Được biết, Đại học Carnegie Mellon (CMU) là trường nghiên cứu tư thục có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ.
Nữ sinh cho biết hành trình giành học bổng không dễ dàng. Hà có nguyện vọng du học khi học lớp 9 do hay đọc thông tin về những anh chị đi trước qua báo đài, tivi. Vốn học tiếng Anh khá, hết lớp 9, Hà tìm hiểu kỹ và thi vào lớp Chuyên Anh trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam để có môi trường thuận lợi nhưng bị thiếu điểm.
Hà buồn và tiếc nuối cho những nỗ lực mà em và gia đình đã bỏ ra trong suốt thời gian ôn thi. Hà cho biết: “Ban đầu, khi mới vào cấp 3, em luôn tự ti vì mình không học trường chuyên. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, khi giới thiệu về bản thân, em đã có chút ngại ngần khi giới thiệu về trường em học. Đôi khi em chỉ nói chung chung là học sinh lớp 10 tại Hà Nội.”
Tuy nhiên, mong muốn du học khi tốt nghiệp Trung học phổ thông luôn thường trực trong đầu Nguyệt Hà. Bởi Hà mong muốn được mở mang hiểu biết, muốn có cơ hội học tập ở một nước phát triển. Muốn vậy, cần phải tìm được học bổng để chi phí cho việc học được đảm bảo nhất.
Hà chấp nhận thực tế và lên kế hoạch học tập tìm hiểu các trường Đại học để có thể làm hồ sơ du học với bảng điểm và thành tích tốt.
Từ lớp 10, Hà ôn luyện thi các chứng chỉ như IELTS, SAT. Việc học trên trường em cũng hoàn thành, ba năm liền điểm tổng kết đều đạt loại giỏi. Hà cũng từng đạt giải khuyến khích thi học sinh giỏi cấp thành phố, năm học 2020-2021. Nguyệt Hà đạt 1440 điểm trong kỳ thi SAT và đạt 7.0 IELTS. Hà cho biết điểm chưa đạt như mong đợi nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, em chưa có cơ hội thi cải thiện điểm.
Hà cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Hà chia sẻ, một trong những bất lợi là học trường thường không có nhiều hoạt động ngoại khóa như ở các trường chuyên nên Hà tìm những dự án, câu lạc bộ ngoài trường để tham gia.
Hà sáng lập và làm trưởng ban tổ chức The 80% Project - dự án kết nối các học sinh với mục đích chia sẻ kế hoạch học tập, du học đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa học sinh của các trường. Hà còn làm trưởng ban tài chính của dự án môi trường Greeny Project, câu lạc bộ Physics & Youth Hanoi-Amsterdam, tổ chức từ thiện Life Under Bridge, dự án công nghệ Vietcode, dự án văn hóa CtrlZ Project…
Nói về quãng thời gian làm trưởng ban tài chính câu lạc bộ Physics & Youth Hanoi-Amsterdam, Hà cho biết: "Đây là dự án đầu tiên em là thành viên ban tài chính. Khi trải nghiệm thực tế về việc xin tài trợ, đàm phán, thuyết phục… em nhận thấy công việc khó khăn và đòi hỏi kiên trì. Vượt qua những cản trở ban đầu do nhiều nhà tài trợ từ chối, em xin được hơn 10 triệu gồm tiền mặt và hiện vật cho các hoạt động của câu lạc bộ. Từ đó được đề cử lên chức trưởng ban tài chính”, Hà nhớ lại.
Theo Nguyệt Hà, bên cạnh chọn trường, khi làm hồ sơ nên làm những bài trắc nghiệm tính cách miễn phí trên mạng để biết về điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, nhìn lại những trải nghiệm trong quá khứ của bản thân, ghi lại những điều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người bạn hiện tại.
Nguyệt Hà cho biết, một trong những yếu tố quan trọng giúp em giành học bổng là các bài luận xin học bổng. Hà nộp hồ sơ xin học bổng 20 trường Đại học. Có trường chỉ yêu cầu bài luận chính nhưng có trường yêu cầu thêm các bài luận phụ. Ban đầu, Hà lên ý tưởng chính cho bài luận chính. Sau đó, với mỗi trường, Hà phải điều chỉnh bài luận cho phù hợp và viết thêm những bài luận phụ. Tổng cộng, Hà đã viết 20 bài luận.
Bài luận chính của Hà xoay quanh câu chuyện em hướng dẫn một em bé tự kỷ làm bánh, từ đó rút ra những bài học cho bản thân về cuộc sống, và nhận ra: Qua việc giúp đỡ người khác, bản thân mỗi người đều nhận lại những giá trị vô hình nhưng ý nghĩa.
Cuối năm 2020, Hà bắt đầu nộp hồ sơ tuyển sinh sớm vào các trường Đại học. Trong 20 trường em gửi, có 10 trường đã nhận Hà. Hiện, mức học bổng thấp nhất Hà nhận được trị giá 2 tỷ đồng.
Mức cao nhất ở Đại học Carnegie Mellon, cũng là trường Hà quyết định nhập học, trị giá 6 tỷ đồng. Ngoài ra, vẫn còn vài trường đang đợi kết quả và một số trường em trượt như Đại học Lawrence, Đại học Duke Kunshan... bởi khả năng tài chính không đáp ứng yêu cầu trường đặt ra.
Đầu tháng 8, Hà sẽ bay sang Qatar để làm thủ tục nhập học tại Đại học Carnegie Mellon. Với kinh nghiệm làm trưởng ban tài chính của nhiều dự án, em quyết định theo học ngành quản trị kinh doanh với mong muốn sẽ có nhiều cơ hội phát triển bản thân.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
KhánhNgân
Theo giaoduc.net
Xem thêm bài viết tại:
Học hai văn bằng, 17 môn một kỳ vẫn giành học bổng loại A
'Con nhà người ta' tốt nghiệp thủ khoa, làm CEO ở tuổi 22
Xem thêm Video của Hướng nghiệp GPO:
Bài viết khác
39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 223
39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Xem thêm [+]Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 206
Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 195
Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Xem thêm [+]Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 238
Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Xem thêm [+]Ngành học trước bị gắn mác ‘tiền ít’, nay tốt nghiệp đi làm 40 triệu/tháng: Có tới hơn 70 trường đào tạo, điểm chuẩn chỉ từ 15 điểm
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 236
Ngành học trước bị gắn mác ‘tiền ít’, nay tốt nghiệp đi làm 40 triệu/tháng: Có tới hơn 70 trường đào tạo, điểm chuẩn chỉ từ 15 điểm
Xem thêm [+]Tin vui: Những ngành học chiến lược sẽ được nhà nước cấp học phí và sinh hoạt phí
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 242
Tin vui: Những ngành học chiến lược sẽ được nhà nước cấp học phí và sinh hoạt phí
Xem thêm [+]Ngành học điểm chuẩn chỉ từ 22 điểm, không lo thất nghiệp lương lên tới 100 triệu đồng/tháng: Tập đoàn lớn mời thẳng về làm việc
Ngày đăng: 07/07/2025 - Lượt xem: 304
Ngành học điểm chuẩn chỉ từ 22 điểm, không lo thất nghiệp lương lên tới 100 triệu đồng/tháng: Tập đoàn lớn mời thẳng về làm việc
Xem thêm [+]Ngành học điểm chuẩn ở mức dễ chịu nhưng rất cần nhân lực, tốt nghiệp ra trường doanh nghiệp trải thảm đỏ, lương lên tới 25 triệu/tháng
Ngày đăng: 07/07/2025 - Lượt xem: 269
Ngành học điểm chuẩn ở mức dễ chịu nhưng rất cần nhân lực, tốt nghiệp ra trường doanh nghiệp trải thảm đỏ, lương lên tới 25 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành học 'vàng' được ông Hoàng Nam Tiến dự đoán năm 2030 sẽ 'bùng nổ': Cần 21.000 nhân sự/năm, lương có thể chạm mốc 115 triệu/tháng
Ngày đăng: 07/07/2025 - Lượt xem: 265
Ngành học 'vàng' được ông Hoàng Nam Tiến dự đoán năm 2030 sẽ 'bùng nổ': Cần 21.000 nhân sự/năm, lương có thể chạm mốc 115 triệu/tháng
Xem thêm [+]Những ngành nghề được dự báo “ăn nên làm ra” từ 1.7.2025
Ngày đăng: 05/07/2025 - Lượt xem: 336
Những ngành nghề được dự báo “ăn nên làm ra” từ 1.7.2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công