Bở hơi tai với học online
Nhiều trường không sử dụng phần mềm K12 Online cũng vẫn gặp trục trặc trong ngày đầu tiên dạy trực tuyến. Ngay bây giờ hãy cập nhật thông tin này trong bài viết sau đây của Hướng nghiệp GPO.
Em Nguyễn Hoàng Mỹ An, lớp 8/2 Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM, trong giờ học trực tuyến - Ảnh: ANH Vũ
"Sáng 6-9, đồng hồ báo thức còn chưa kịp kêu thì tôi đã bị mẹ kêu dậy chuẩn bị cho tiết học đầu tiên của năm học mới. Nhưng mà mọi hứng thú tan đi nhanh chóng khi màn hình máy tính cứ hiện lên cái vòng tròn quay đều kèm theo lời thông báo "Hệ thống hiện đang bận".
Tôi vội vàng nhắn tin cho thầy giáo để báo cáo tình hình, không ngờ thầy trả lời là: Thầy cũng chưa vào được" - M.T., học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM, kể về ngày học đầu tiên.
Theo M.T.: "Không phải một mình tôi, cả lớp đều không vào được lớp học ảo. Sau hơn 10 phút chờ đợi sốt ruột, thầy giáo lớp tôi đã thông báo cả lớp chuyển qua Zoom.
Nhưng vào Zoom mới được mấy phút thì một số bạn cũng bị văng ra khỏi lớp học ảo khiến group của lớp xôn xao. Tôi cũng bị văng ra rồi vào lại được xong lại văng ra.
Nhiều bạn phản ảnh nên thầy tôi lại quyết định cho cả lớp chuyển sang sử dụng phần mềm Google Meet. Đúng là một buổi học toát mồ hôi".
Không những thế, nhiều học sinh các trường THPT Lương Thế Vinh, THCS Minh Đức (quận 1), THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình), THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh)... cũng cho biết không thể vào lớp học ảo trong sáng 6-9. Có học sinh vào được nhưng sau đó bị văng ra khỏi lớp liên tục.
Được biết, hầu hết các trường THCS, THPT ở TP.HCM sử dụng phần mềm K12 Online đều gặp trục trặc trong khi dạy trực tuyến sáng 6-9.
"Đây là một trong tám hệ thống đã được Sở GD-ĐT TP.HCM thẩm định và giới thiệu để dạy - học trực tuyến. Tuy nhiên, sáng 6-9 hệ thống quá tải dẫn đến đường truyền bị nghẽn. Không chỉ học sinh mà nhiều giáo viên cũng phàn nàn về việc này. Hiện nhà trường đã làm việc với nhà cung cấp hệ thống, đồng thời báo cáo với Sở GD-ĐT để tìm hướng giải quyết" - hiệu trưởng một trường THPT ở quận 3 cho biết.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, nhiều trường không sử dụng phần mềm K12 Online cũng vẫn gặp trục trặc trong ngày đầu tiên dạy trực tuyến.
"Trường chúng tôi sử dụng phần mềm Microsoft teams nhưng sáng 6-9 nhiều giáo viên, học sinh cũng không thể dạy và học. Thấy không ổn, ban giám hiệu đề nghị giáo viên có thể sử dụng phần mềm nào khác thì cứ thay thế.
Nhưng có giáo viên cho biết họ chuyển qua Zoom vẫn bị văng ra mấy lần dù có mua bản quyền Zoom để dạy thêm ở nhà chứ không phải sử dụng Zoom miễn phí" - bà Vũ Thị Ngọc Dung, hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, chia sẻ.
Theo hiệu trưởng các trường, hai năm trước không xảy ra tình trạng nghẽn mạng, hệ thống bận… vì các trường dạy trực tuyến theo nhiều thời gian khác nhau.
Năm nay, trong sáng 6-9 hầu như tất cả các trường THCS, THPT trên địa bàn TP đều triển khai dạy trực tuyến nên nhiều trường sử dụng phần mềm có đóng phí hằng năm vẫn bị trục trặc như trên.
Tương tự, sáng 6-9 nhiều học sinh ở Hà Nội cũng gặp khó khăn khi phần mềm Zoom quá tải.
Nan giải phương tiện học
Phương tiện, thiết bị để học tập trực tuyến vẫn là bài toán nan giải đối với nhiều trường khó khăn. Ở nội thành, các trường xây dựng được "ATM máy tính" để tặng học sinh khó khăn. Nhưng ở ngoại thành, vùng sâu vùng xa thì không dễ dàng. "Khi khảo sát trường chỉ có hai học sinh không có thiết bị học trực tuyến.
Nhưng học chính thức hơn 60 em có máy tính nhưng không có micro, gia đình không có khả năng đóng cước phí Internet hằng tháng…" - một lãnh đạo Trường THPT Phong Phú, huyện Bình Chánh cho hay.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
QUỐC THẮNG
Theo tt.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chàng thủ khoa chuẩn 'con nhà người ta' của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Làm thế nào để đảm bảo cơ hội trúng tuyển nguyện vọng đại học 2021
Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 9/2021
Phần mềm mở ra tương lai của học trực tuyến
Trường Đại học châu Á vươn lên thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thế giới
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 25
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 84
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công