Các trường đại học nên ưu tiên xét tuyển chứng chỉ B1, B2 thay vì IELTS
Các trường đại học trong nước nên đưa thêm tiêu chí xét tuyển với chứng chỉ tiếng Anh Vstep của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là một chứng chỉ trong nước có uy tín. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hiện nay, rất nhiều trường đại học mở rộng tuyển sinh bằng các phương thức, trong đó có xét chứng chỉ tiếng Anh IELTS. Do vậy, nhiều phụ huynh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh..."đổ xô" cho con học và thi chứng chỉ IELTS để chuẩn bị xét tuyển đại học. Một số học sinh cũng đang có tâm lý phải đi thi chứng chỉ này vì lo sợ tuyển sinh bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông lấy điểm trúng tuyển quá cao, và đã có trường hợp 30 điểm vẫn trượt đại học.
Cũng có nhiều ý kiến băn khoăn về việc tại sao các trường đại học ưu tiên chứng chỉ IELTS, mà không sử dụng chứng chỉ tiếng Anh trong nước. Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Sinh - Thạc sĩ chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh, Đại học Nottingham (vương quốc Anh), giáo viên Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông M.V. Lômônôxốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nêu quan điểm:
"Đề thi tiếng Anh của chúng ta từ bao năm nay đã quá “cũ”, thiếu kĩ năng nghe và nói, chỉ có từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng đọc và viết. Trong đề thi truyền thống có 40% kĩ năng đọc, 30% ngữ pháp, rồi phần từ vựng. Học sinh làm bài thi này với mục đích thi dành điểm mà thôi, chứ nói là để đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh thông qua bài thi đó thì không thể chuẩn xác.
Vậy, để kì thi có chất lượng cao và đánh giá đúng năng lực ngoại ngữ, chúng ta phải thay đổi cách thi tiếng Anh trong nước, có thể áp dụng theo mô hình của một số nước tiên tiến trên thế giới tức là đưa thêm vào phần kĩ năng nghe, nói, và thực hiện các khâu từ ra đề, trông thi, làm bài, chấm thi,...thật chặt chẽ.
Hiện nay, tôi thấy trong nước có chứng chỉ Vstep cũng có đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đây là chứng chỉ tiếng Anh A2- B1- B2- C2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam, do các trường được ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp. Vậy nên chăng các trường đại học cần đưa thêm chứng chỉ này vào yêu cầu tuyển sinh song song với chứng chỉ IELTS để tạo điều kiện nhiều hơn cho các thí sinh".
Theo cô Sinh: "Đề thi tiếng Anh của chúng ta từ bao năm nay đã quá “cũ”, thiếu kĩ năng nghe và nói, chỉ có từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng đọc và viết mà thôi".
Theo cô Sinh phân tích, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL bắt đầu được sử dụng làm một trong những tiêu chí kết hợp để tuyển thẳng đại học từ 2017. Số lượng các trường sử dụng phương thức này ngày một tăng, trong bối cảnh xét tuyển đầu vào đại học ngày càng ít phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông".
Và, không phải cứ có IELTS sẽ được tuyển thẳng vào đại học, ở đây chính xác là kết hợp tuyển sinh, theo quy định của các trường đại học nếu dùng chứng chỉ IELTS thì điểm của 2 môn còn lại không bao gồm tiếng Anh, phải đạt bao nhiêu trở lên. Thấp nhất có trường 2 môn cộng lại khoảng 14 điểm đã trúng tuyển, nhưng cũng có trường phải 18 - 20 điểm của 2 môn còn lại mới đạt.
Những ngành có khả năng trúng tuyển với tiếng Anh, ví dụ: Khối A1 (Toán, Lý, Anh), hoặc D78 (Toán, Hóa, Anh) hoặc D (Toán, Văn, Anh). Những trường kết hợp tuyển sinh, thường có 2 cách là chứng chỉ IELTS với 2 môn còn lại. Ngoài ra, chứng chỉ IELTS kết hợp điểm học bạ.
Cô Sinh cho biết: “IELTS chỉ là kì thi đánh giá năng lực tiếng Anh, và chứng chỉ này chỉ có giá trị trong vòng 2 năm, vậy nếu học sinh có “đổ xô” đi học IELTS, nhưng 2 năm sau chứng chỉ đó hết hạn, và muốn đánh giá lại năng lực đi lên hay xuống thì sẽ phải thi tiếp, chứ không phải thi 1 lần là có giá trị mãi mãi".
Nên dùng chứng chỉ tiếng Anh B1 – B2 để xét tuyển đại học?
Cũng về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với cô Đặng Bích Hà - Giáo viên dạy môn tiếng Anh, Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu (Hà Nội).
Cô Hà chia sẻ: “Theo quan điểm của tôi, chứng chỉ IELTS đơn thuần là đánh giá năng lực tiếng Anh, nhưng chi phí thi chứng chỉ này quá cao và lại do tổ chức nước ngoài cấp, nhìn ở góc độ nào đó thì nguồn kinh tế không nhỏ này bị "chảy" ra nước ngoài. Vậy các trường đại học trong nước nên đưa thêm tiêu chí xét tuyển với chứng chỉ B1- B2 tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây cũng là một chứng chỉ trong nước có uy tín.
Chứng chỉ tiếng Anh B1 do 10 trường được Bộ cho phép khảo thí và cấp chứng chỉ trên cả nước. Tất cả đều là các trường đại học chuyên ngữ uy tín, và không một trung tâm ngoại ngữ tư nhân nào được phép cấp chứng chỉ này.
Các em học sinh không có điều kiện về kinh tế có thể tham dự kì thi đánh giá năng lực tiếng Anh B1 với chi phí thấp hơn rất nhiều so với IELTS. Hơn nữa, chứng chỉ tiếng Anh B1 không ghi thời hạn bao lâu. Theo quy đổi thì chứng chỉ tiếng Anh B1 tương đương với 5.0, và B2 tương đương 5.5 IELTS. Đó cũng là một lợi thế.
Ngay việc đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định về yêu cầu ngoại ngữ, trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có trình độ ngoại ngữ tương đương B2, vậy chúng ta tuyển sinh đại học ở cấp thấp hơn đào tạo tiến sĩ, nhưng lại đưa ra yêu cầu về ngoại ngữ quá cao như vậy thì có nên không?”
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo giaoduc.net.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tuyển sinh 2022: Sức nóng của phương thức xét tuyển mới
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 24
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 84
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 109
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 201
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 251
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công