Cách Để Khám Phá Bản Thân
Trong hành trình phát triển của mình hẳn đã nhiều lần bạn cảm thấy lạc lối, không biết nên đi theo hướng nào. Hôm nay Hướng nghiệp GPO sẽ giúp bạn xác định chính xác hướng đi để có thể khám phá bản thân mình một cách tốt nhất nhé!
Beyoncé đã từng nói, "Hiểu rõ bản thân là điều khôn ngoan nhất mà loài người có thể sở hữu. Hiểu về mục tiêu, sở thích, đạo đức, nhu cầu, tiêu chuẩn, điều bạn sẽ không tha thứ và những gì bạn sẵn sàng đánh đổi. Nó định nghĩa bạn là ai". Điều đó đúng. Ngoài ra, nhớ rằng khi bạn trưởng thành hơn và tiếp xúc với nhiều người cùng những trải nghiệm khác nhau, con người của bạn sẽ dần phát triển. Nếu gặp khó khăn để hiểu chính mình, hãy tự đánh giá lại để khám phá bản chất thật của bạn.
PHẦN I. XEM XÉT BẢN THÂN KỸ HƠN
1. Xác định những gì bạn thích và không thích
Mọi người thường tập trung nhất vào điều họ thích. Tìm hiểu những gì khiến bạn vui và hứng thú là điều quan trọng, và cũng có ích để biết điều gì khiến bạn buồn và khó chịu. Một trong những bước đầu khi tự đánh giá bản thân là ngồi xuống và lập danh sách tất cả những gì bạn thích và không thích.
Những điều bạn thích và không thích thường chỉ ra cách bạn thể hiện mình với người khác. Những điều này có thể tách biệt hay kết nối chúng ta với mọi người xung quanh. Hiểu được chúng giúp bạn biết bạn muốn gì để tiến bộ trong cuộc sống và cần tránh xa điều gì. Nhận biết được điều bạn thích và không thích có thể giúp định hướng nghề nghiệp, nơi ở, sở thích, và kiểu người ở bên cạnh bạn.
Áp dụng hoạt động này để xem điều bạn thích và không thích có quá cứng nhắc không. Bạn có đang tự gò bó chính mình không? Liệu có gì đó mà bạn muốn làm hay thử làm mà nó nằm ngoài khả năng mà bạn nghĩ là chỉ trên lý thuyết không? Xây dựng lòng can đảm để thử điều gì đó hoàn toàn mới. Bạn có thể khám phá một khía cạnh khác của mình.
2. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Cũng như những điều bạn thích và không thích sẽ mang lại tầm nhìn sâu sắc về con người của bạn, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu sẽ có ích tương tự. Viết danh sách sở trường và sở đoản của bạn ra giấy.
Đối với hầu hết mọi người, điểm mạnh hoặc tài năng cũng có thể trùng với điều họ thích, và điểm yếu hoặc thách thức trùng với điều họ không thích. Giả sử bạn thích bánh nướng, bánh quy và bánh ngọt và sở trường của bạn là nướng bánh - cả hai có sự liên kết. Mặt khác, có thể bạn không thích thể thao và sở đoản của bạn là sự phối hợp thể chất hoặc sức chịu đựng.
Trong nhiều trường hợp, thách thức có thể trở thành điều bạn không thích vì bẩm sinh bạn không giỏi về chúng. Điều này cho biết lý do bạn thích hoặc không thích gì đó.
Hiểu được những điều này cũng rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn và quyết định liệu mình có cố gắng để cải thiện bất cứ gì có vẻ thách thức, hay liệu bạn muốn tập trung năng lượng vào những việc bạn giỏi.
3. Đánh giá điều gì giúp bạn thoải mái
Chúng ta có thể hiểu rõ bản thân trong điều kiện dễ chịu nhất, nhưng cũng tiếp thu sự hiểu biết đáng kể từ những lúc cảm thấy tồi tệ. Nhớ lại lần cuối bạn cảm thấy chán nản hay căng thẳng. Trong lúc đó, bạn muốn tìm điều thoải mái nào? Điều gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn?
Biết những gì làm bạn dễ chịu sẽ nói lên nhiều điều về con người của bạn. Có thể là bạn luôn cần ai đó nâng bạn dậy hoặc giúp bạn quên đi gì đó. Bạn có thể xem bộ phim yêu thích hay đam mê đọc cuốn tiểu thuyết nào đó. Sự thoải mái cũng có thể đến từ món ăn, điều này phổ biến ở những người đặt tình cảm vào việc ăn uống.
4. Ghi lại suy nghĩ và cảm xúc trong nhật ký
Một cách tuyệt vời để tìm hiểu thêm về bản thân là trở thành người quan sát các suy nghĩ và cảm xúc. Thực hành trong một tuần hoặc lâu hơn để có tầm nhìn bao quát hơn về chủ đề mà bạn thường xuyên nghĩ đến hoặc để xác định tâm trạng mà bạn hay trải nghiệm. Bạn có suy nghĩ tích cực? Hay suy nghĩ tiêu cực?
Xem lại nhật ký có thể tiết lộ về cách sống mà bạn muốn nhưng bạn không ý thức được. Bạn có thể viết lại nhiều lần về việc muốn đi du lịch, một ai đó bạn thích, hoặc một sở thích mới bạn muốn thử.
Sau khi tìm thấy vài chủ đề lặp lại trong nhật ký, dành thời gian xem xét ý nghĩa của những suy nghĩ và cảm giác đó - và bạn có muốn thực hiện chúng.
5. Làm bài kiểm tra tính cách
Một phương pháp khác để hiểu rõ bản thân hơn là hoàn thành bài đánh giá tính cách trực tuyến. Một vài người không thích bị phân loại, trong khi số khác nghĩ việc phân loại bản thân và hành vi của họ mang lại trật tự cho cuộc sống. Nếu thích khám phá bản thân bằng cách kiểm tra bạn có liên quan (hoặc khác biệt) với người khác, tham gia bài kiểm tra tính cách trực tuyến có thể bổ ích.
Một số trang mạng như HumanMetrics.com yêu cầu bạn trả lời một loạt câu hỏi (bằng tiếng Anh) về sở thích và cách bạn nhìn nhận thế giới hay chính mình. Sau đó công cụ sẽ phân tích phản ứng của bạn để cho ra một kiểu tích cách có thể giúp bạn biết sở thích hay ngành nghề để bạn phát huy và cách bạn giao tiếp với mọi người xung quanh.
Nhớ rằng mọi bài đánh giá miễn phí trực tuyến không thể được xem là hoàn toàn chính xác. Chúng chỉ giúp bạn hiểu biết chung về con người của bạn. Tuy vậy, nếu muốn có một phân tích chuyên sâu về tính cách, bạn sẽ cần tìm gặp nhà tâm lý học lâm sàng.
PHẦN II. HỎI BẢN THÂN CÁC CÂU HỎI QUAN TRỌNG
1. Tìm hiểu sâu hơn để biết giá trị cốt lõi của bạn
Giá trị là các tiêu chuẩn cơ bản mà bạn thực sự xem trọng, chúng ảnh hưởng đến quyết định, hành vi và thái độ của bạn. Những điều này là niềm tin hay nguyên tắc mà bạn sẽ thay thế hoặc đấu tranh cho: gia đình, sự bình đẳng, công lý, hòa bình, lòng biết ơn, sự tin cậy, sự công bằng, ổn định tài chính, tính chính trực, v.v… Nếu không biết giá trị cốt lõi của mình, bạn sẽ không thể xác minh liệu lựa chọn của bạn có phù hợp với các giá trị đó. Khám phá giá trị cốt lõi bằng cách:
Nghĩ về hai người mà bạn ngưỡng mộ. Bạn ngưỡng mộ đặc điểm gì ở họ?
Nghĩ về khoảng thời gian bạn cảm thấy thật sự tự hào. Chuyện gì đã xảy ra? Bạn đã giúp đỡ ai đó? Bạn đạt được mục tiêu? Bạn đấu tranh vì quyền lợi của mình hay của những người khác?
Nghĩ về những gì bạn thấy hứng thú nhất trong cộng đồng hay thế giới. Chúng có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở những vấn đề như chính phủ, môi trường, giáo dục, thuyết nam nữ bình quyền, tội phạm, v.v.
Nghĩ xem bạn sẽ cứu 3 món đồ gì nếu nhà bị cháy (giả sử tất cả mọi người đều đã an toàn). Tại sao bạn sẽ cứu 3 món đồ đó?
2. Hỏi xem liệu bạn có đang sống một cuộc đời đáng tự hào không
Như F. Scott Fitzgerald đã nói một câu nổi tiếng: "Tôi hy vọng bạn sống một cuộc đời mà bạn tự hào. Nếu bạn thấy mình không tự hào, tôi hy vọng bạn có sức mạnh để bắt đầu tất cả lại một lần nữa". Nếu hôm nay bạn qua đời, thì bạn có nghĩ rằng mình đã để lại những gì như bạn hy vọng?
3. Tự hỏi chính mình muốn làm gì nếu tiền không là vấn đề
Khi còn là đứa trẻ, chúng ta thường có nhiều ước mơ cao cả. Khi trưởng thành hơn và chịu nhiều ảnh hưởng từ xã hội, chúng ta thay đổi những ước mơ đó. Quay trở lại thời điểm bạn có một giấc mơ rõ ràng để thực hiện, nhưng nó bị dập tắt vì không đúng lúc hoặc vì bạn không có đủ tiền. Viết ra cách mà bạn muốn sống một ngày nếu không phải nghĩ đến tình trạng tài chính. Bạn sẽ sống như thế nào?
4. Xác định cuộc đời sẽ ra sao nếu bạn không sợ thất bại
Chúng ta thường lỡ mất cơ hội tuyệt vời hay không nắm bắt cơ hội bởi vì lo lắng rằng mình sẽ khiến bản thân xấu hổ vì phạm sai lầm. Thiếu tự tin có thể định nghĩa cả cuộc đời, nếu bạn không cố gắng để khắc phục nó. Đáng buồn thay, nó cũng tác động mạnh mẽ đến mức độ bạn nói "nếu-thì sao" theo thời gian. Dưới đây là một vài cách để khắc phục nỗi sợ thất bại, nếu nghĩ nó đang kiềm hãm bạn trở thành người bạn muốn:
Biết rằng thất bại là cần thiết. Khi phạm sai lầm, chúng ta có thể đánh giá hành động và cải thiện phương pháp làm việc. Chúng ta trưởng thành và học hỏi thông qua thất bại.
Mường tượng sự thành công. Một cách để vượt qua nỗi sợ thất bại là không ngừng tưởng tượng chính mình đang hoàn thành mục tiêu.
Luôn kiên trì. Tiếp tục tiến về phía các mục tiêu bất chấp thất bại. Thường thì chúng ta sẽ đạt được ước mơ hoang đường nhất ngay lúc mà chúng ta đã dự định bỏ cuộc. Đừng để thất bại nhỏ khiến bạn đánh mất mục tiêu lớn hơn.
5. Hỏi người khác xem họ nghĩ gì về con người của bạn
Một khi bạn đã đặt nhiều câu hỏi khác về bản thân, hãy gặp một vài người thân thiết và hỏi cách nghĩ của họ về bạn. Đánh giá của họ có thể là danh sách các tính cách hay thí dụ về thời điểm cụ thể mà theo ý kiến của họ, nó đã tóm tắt sơ lược về con người của bạn.
Sau khi đã hỏi ý kiến của một số người thân hay bạn bè, hãy suy nghĩ về câu trả lời của họ. Họ mô tả bạn là người ra sao? Bạn ngạc nhiên với các đánh giá đó? Bạn có thất vọng không? Những cách hiểu này phù hợp với con người bạn muốn trở thành hay cách bạn nhìn nhận bản thân?
Nếu đánh giá cao ý kiến của người khác, bạn có thể tự hỏi mình cần làm gì để hài hòa hơn với cách nhìn của họ và của chính bạn. Có lẽ bạn có cái nhìn sai lệch về chính mình và cần đánh giá lại hành động.
PHẦN III. XEM XÉT CÁCH BẠN KẾT NỐI VỚI NGƯỜI KHÁC
1. Tìm hiểu liệu bạn là người hướng nội hay hướng ngoại
Nếu bạn đã làm bài đánh giá tính cách trực tuyến, một trong những yếu tố có thể được đánh giá là bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Đây là những thuật ngữ được dùng bởi Carl Jung để mô tả nguồn gốc bạn nhận được năng lượng trong cuộc sống - từ thế giới bên trong hoặc bên ngoài.
Hướng nội mô tả một người nhận năng lượng từ việc xem xét thế giới nội tâm của suy nghĩ, ý tưởng, ký ức và phản ứng. Những người này thích sự cô đơn và có thể thích dành thời gian với một hay hai người có cùng kết nối. Có thể họ trầm ngâm hoặc kín đáo. Hướng ngoại mô tả một người nhận năng lượng từ việc tương tác với thế giới bên ngoài. Họ thích tham gia vào nhiều hoạt động và gắn kết với tất cả kiểu người. Họ hào hứng khi ở cạnh người khác. Họ có thể hành động trước khi nghĩ kỹ về quyết định.
Các giải thích phổ biến mô tả người hướng nội là nhút nhát và lãnh đạm, trong khi người hướng ngoại được cho là gần gũi và cởi mở. Những giải thích này không chính xác vì hầu hết các nhà nghiên cứu đã hiểu rằng những đặc điểm này chỉ đại diện một phần cho sự đa dạng tính cách. Không ai 100% là hướng nội hay hướng ngoại, họ chỉ có xu hướng thiên về một bên này hoặc một bên khác trong một số trường hợp nhất định.
2. Lựa chọn bạn muốn là một người bạn như thế nào
Khám phá con người của bạn cũng bao gồm hiểu được mong đợi, cảm giác, và hành động của bạn liên quan đến tình bạn. Suy nghĩ về tình bạn trong quá khứ. Bạn thích trò chuyện với bạn bè mỗi ngày hay rất hiếm khi nói chuyện với nhau? Bạn thường xuyên tổ chức gặp mặt hay bạn chỉ là người được mời? Bạn coi trọng dành thời gian cho bạn bè? Bạn chia sẻ điều riêng tư về bản thân với bạn bè hay bạn rất thận trọng khi chia sẻ? Bạn nâng đỡ/khuyến khích bạn bè khi họ chán nãn? Bạn bỏ hết mọi thứ khi bạn bè cần? Bạn đặt yêu cầu hợp lý dành cho tình bạn (như: không mong đợi bạn bè luôn ở có mặt hay chỉ làm bạn với bạn)?
Một khi đã hỏi bản thân những câu này, quyết định liệu bạn có hài lòng với kiểu làm bạn của mình hay không. Nếu không, hãy nói chuyện với người bạn thân nhất và xem họ có lời khuyên để bạn có thể làm một người bạn tốt hơn trong thời gian tới.
3. Đánh giá những người xung quanh
Người ta nói rằng bạn là “mức trung bình” của 5 người thân với bạn nhất. Quan niệm này được dựa trên quy luật trung bình: kết quả của một sự việc nào đó sẽ dựa trên mức trung bình của tất cả các kết quả có thể. Quy luật này cũng được áp dụng vào mối quan hệ. Người mà bạn dành hầu hết thời gian sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới bạn - cho dù bạn muốn hay không. Xem xét kỹ mối quan hệ thân thiết nhất của bạn, vì những người này cũng sẽ định nghĩa bạn là ai.
Tất nhiên, bạn là chính bạn, bạn có thể tự quyết định và đưa ra kết luận riêng. Tuy nhiên, những người xung quanh ảnh hưởng cuộc sống của bạn theo một cách tinh vi. Có thể họ sẽ giới thiệu với bạn món ăn mới, thời trang, sách, và âm nhạc. Giới thiệu việc làm cho bạn. Ra ngoài khuya để tham gia bữa tiệc với bạn. Khóc trên vai bạn sau khi chia tay.
Bạn có thấy một vài nét của bản thân đều bắt nguồn từ những người gần gũi bạn nhất không? Bạn có hạnh phúc với những đặc điểm mà bạn chịu ảnh hưởng từ người khác? Đơn giản là nếu bạn ở cạnh người tích cực, đầy hy vọng, bạn sẽ có cảm giác và hành động tương tự. Nếu ở cạnh người tiêu cực, xấu tính, những thái độ này có thể khiến cuộc sống chán nản. Nếu muốn biết bạn là ai, hãy nhìn xung quanh để tìm câu trả lời.
4. Nghĩ về điều bạn làm khi ở một mình
Những gì bạn làm với người khác sẽ tiết lộ nhiều về bạn, song điều bạn làm khi ở một mình cũng thế. Thông thường, chúng ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nhóm xã hội để suy nghĩ, hành động, và cảm nhận theo cách nào đó. Tuy nhiên, khi hoàn toàn một mình, chúng ta gần gũi với bản chất của mình - hầu như không bị ảnh hưởng từ xã hội.
Khi ở một mình, bạn dành thời gian như thế nào? Bạn không vui khi ở một mình? Bạn hài lòng? Bạn đọc sách trong yên lặng? Bạn chơi nhạc lớn và nhảy múa trước gương? Bạn mơ về những giấc mơ hoang đường?
Nghĩ về những hoạt động đó và tìm hiểu chúng nói lên điều gì về bạn.
Lời khuyên để bạn có thể khám phá bản thân một cách tốt nhất:
Dành vài ngày hay vài tuần tìm hiểu đầy đủ mỗi bài tập khám phá bản thân để có thể xác định được con người thật của bạn. Đừng thực hiện tất cả bài tập cùng một lúc.
Chấp nhận con người của bạn, bất kể người khác nói gì. Chỉ có bạn mới quyết định bạn là ai!
Hướng nghiệp GPO hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về hành trình khám phá chính mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận dưới bài viết này nhé!
Bảo Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Khám phá bản thân với 5 bài trắc nghiệm hướng nghiệp nổi tiếng nhất
Bài viết khác
Top 10 cuốn sách hay về phát triển bản thân KHÔNG thể bỏ qua
Ngày đăng: 30/12/2021 - Lượt xem: 3728
Phát triển bản thân luôn là một tựa sách hấp dẫn được nhiều bạn trẻ tìm đến, nếu như bạn chưa biết nên chọn mua đầu sách hay về phát triển bản thân nào phù hợp, khi đó hãy tham khảo danh sách dưới đây. Chắc chắn những cuốn sách này sẽ giúp bạn tổng kết rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống khác nhau, qua đó có thể thay đổi tư duy và...
Xem thêm [+]7 cuốn sách hay về tiềm năng con người giúp bạn khám phá khả năng của chính bản thân mình
Ngày đăng: 29/12/2021 - Lượt xem: 2852
7 cuốn sách hay về tiềm năng con người giúp bạn vận dụng những kiến thức và phương cách hữu hiệu để biến những tiềm năng của mình thành tài năng đích thực, phát huy các phẩm chất cá nhân để dẫn đến thành công trong sự nghiệp. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]9 quyển sách hay về tính kỷ luật cần thiết cho cuộc sống
Ngày đăng: 29/12/2021 - Lượt xem: 7553
9 quyển sách hay về tính kỷ luật cung cấp những lời khuyên hữu ích để chinh phục điểm yếu, sự trì hoãn, vượt qua chính mình để có được thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]9 cuốn sách hay về năng lượng tích cực hết sức thú vị
Ngày đăng: 29/12/2021 - Lượt xem: 8992
9 cuốn sách hay về năng lượng tích cực chia sẻ những bí quyết tăng cường nguồn năng lượng tích cực bên trong bạn để vượt qua những khó khăn mà chúng ta thường phải đối mặt trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]"Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!"- Cuốn sách giúp bạn tìm ra phương pháp học lý tưởng
Ngày đăng: 29/12/2021 - Lượt xem: 1829
Bạn đã sẵn sàng xây dựng cho mình một cuộc sống mới phi thường chưa? Đọc ngay để tìm ra hướng đi hoàn toàn mới cho bản thân, biến mình thành một tài năng sáng chói trước sự ngưỡng mộ của mọi người. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhật về thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực - Món quà truyền cảm hứng dành riêng cho bạn trẻ
Ngày đăng: 29/12/2021 - Lượt xem: 2961
"Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực" của tác giả Vĩ Nhân là quyển sách hay đã truyền cảm hứng cho hàng triệu bạn trẻ. Nếu một ngày bạn cảm thấy thiếu động lực, hãy mở sách ra và đọc những kinh nghiệm mà tác giả chia sẻ để biết được mình nên làm gì tiếp theo. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập...
Xem thêm [+]15 cuốn sách hay về kế toán giúp hệ thống kiến thức và vận dụng vào thực tiễn
Ngày đăng: 28/12/2021 - Lượt xem: 18053
15 cuốn sách hay về kế toán trình bày và giải thích đối tượng của kế toán, các phương pháp kế toán được sử dụng để thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin trong doanh nghiệp, đơn vị hành chính và các tổ chức. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]17 quyển sách kỹ năng làm việc hay giúp bạn làm ít được nhiều
Ngày đăng: 28/12/2021 - Lượt xem: 5217
17 quyển sách kỹ năng làm việc giúp bạn xác định những mục tiêu ưu tiên, khắc phục tình trạng trì trệ trong công việc từ đó phát triển và gặt hái nhiều thành quả vượt bậc trong sự nghiệp của mình. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]Những cuốn sách giúp bạn xốc lại bản thân và đánh thức trí sáng tạo
Ngày đăng: 28/12/2021 - Lượt xem: 1151
Khi bắt đầu một công việc, bạn không biết nên bắt đầu hay sắp xếp như thế nào. Hay khi cần cân bằng, cần tạo cảm hứng thì bạn lại không biết cách khơi gợi từ đâu. Hãy đến với những cuốn sách giúp bạn tạo cảm hứng cực hiệu quả dưới đây. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]Những cuốn sách giúp bạn trong việc chọn nghề nghiệp
Ngày đăng: 28/12/2021 - Lượt xem: 1026
Việc lựa chọn nghề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai cá nhân của mỗi người. Vì vậy chúng ta không chỉ lựa chọn theo sở thích mà phải xem năng lực của ta nằm ở đâu. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công