Cần bao nhiêu tiền để học ngành phi công
Phi công hiện đang là một trong những những ngành nghề hot nhất tại Việt Nam và cả ở thế giới. Được biết, thu nhập của một phi công luôn thuộc dạng khủng. Theo tìm hiểu, mức thu nhập khởi điểm thấp nhất của phi công làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam không dưới 70 triệu đồng/tháng. Và mức thu nhập này sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian.
Theo bản cáo bạch của Vietnam Airlines, mức lương trung bình của phi công hãng là 132,5 triệu đồng/tháng, tương đương khoảng 1,6 tỷ đồng/năm. Còn theo báo cáo thường niên của hãng Vietjet Air vào năm 2017, mức lương trung bình của phi công hãng này là 180 triệu đồng/tháng, tương ứng khoảng 2,2 tỷ đồng/năm.
Mức thu nhập của phi công lái các dòng máy bay thân rộng như Boeing 787 hay Airbus A350 sẽ cao hơn nhiều so với các dòng tàu bay thân hẹp Airbus A320, Boeing 737.
Tại nước ngoài, mức lương phi công còn khủng hơn nữa. Theo thống kê, tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc là nước có mức lương trung bình cho phi công khá cao, vào khoảng 300.000 USD/năm. Tại đây, một phi công có thể kiếm được 25.000 USD/tháng, tương đương với 300.000 USD/năm. Ngoài ra, họ còn được hưởng khoản tiền thưởng cuối hợp đồng lên tới 80.000 USD.
Tại Hà Lan, mức lương trung bình cho phi công là khoảng 245.000 USD/năm, Qatar là 220.000 USD/năm,...
Thu nhập khủng, lại được nhiều người ngưỡng mộ nên không khó hiểu khi nhiều người muốn tìm hiểu và theo học ngành này. Tuy nhiên để trở thành một phi công không hề dễ dàng. Bởi ngoài sức khỏe, bạn còn cần phải có đủ tài chính để chi trả mức học phí lên tới 4 tỷ đồng.
Muốn trở thành phi công thì học ở đâu?
Để trở thành phi công lái máy bay dân dụng, các học viên sẽ phải trải qua khâu tuyển chọn vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt về cả thể hình và thể lực, ngoài ra còn yêu cầu trình độ tiếng Anh. Sau khi qua vòng sơ tuyển, các học viên sẽ tham gia khóa huấn luyện phi công dự khóa, được chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tiếp thu tốt chương trình huấn luyện phi công cơ bản.
Sau chương trình phi công cơ bản, học viên sẽ phải tham gia huấn luyện chuyển loại để thành lái phụ trong khoảng 1 năm, rồi phải cần thêm hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể trở thành lái chính. Do đó, đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm.
Trong quá trình đào tạo, các phi công tương lai luôn được rèn luyện rất kỹ, đồng thời luôn phải tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khỏe, trình độ. Đến khi đã trở thành phi công chính thức, để giữ được bằng lái, mỗi năm các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.
Tại Việt Nam, nơi duy nhất tham gia đào tạo được một phần khoá học phi công là Trường Phi công Bay Việt (TP.HCM, thuộc Vietnam Airlines). Mỗi năm, Trường Phi công Bay Việt triển khai 4-5 khoá đào tạo phi công cơ bản, mỗi khoá từ 25 đến 30 học viên. Tuy nhiên, trường cũng chỉ dạy phần lý thuyết còn học thực hành bay, cấp bằng lái, Trường Phi công Bay Việt phải kết hợp với các trường đào tạo phi công ở nước ngoài (như ở Mỹ, Úc, New Zealand, châu Âu).
Ngoài Trường Phi công Bay Việt, Tập đoàn Vingroup hợp tác cùng CAE Oxford Aviation Academy (Canada) thành lập Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm Huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre). Từ năm 2019, VinAviation School bắt đầu tuyển sinh và đào tạo lứa phi công người Việt đầu tiên. Tương tự, Bamboo Airways cũng phối hợp với một số trường đào tạo phi công nước ngoài (ở Úc, Anh) để tuyển dụng và đào tạo phi công người Việt ở trường này.
Học phí đào tạo phi công - Mức phí khủng mà không phải ai cũng chi trả nổi
Chi phí đào tạo một học viên phi công cơ bản tại trường Bay Việt khoảng 1,8 tỷ đồng trong khoảng thời gian 18-20 tháng. Chương trình đào tạo được chia làm 3 giai đoạn bao gồm huấn luyện lý thuyết ATP (Airline Transport Pilot Theory - Lý thuyết phi công vận tải hàng không) dài 24 tuần (trong nước), huấn luyện bay dài 44 - 52 tuần (ở Mỹ, Australia, New Zealand, châu Âu) và huấn luyện phối hợp tổ bay MCC (Multi Crew Cooperation) dài 3 tuần (trong nước).
Trong đó, giai đoạn huấn luyện bay ở nước ngoài chiếm nhiều chi phí nhất khoảng 57.000USD - 65.000 USD (1,3-1,6 tỷ đồng). Học phí của giai đoạn huấn luyện lý thuyết là 134 triệu đồng còn huấn luyện phối hợp tổ bay từ 99 triệu đồng. Tuy nhiên trong trường hợp quá trình học không suôn sẻ, học viên phải học lại thì mức học phí sẽ còn tăng thêm nữa.
Một số học viên cho biết phải đóng thêm hơn 10% học phí dự kiến cho thời gian huấn luyện bay bổ sung. Bên cạnh đó, nếu gặp thời tiết xấu, máy bay không thể cất cánh thì thời gian huấn luyện bay sẽ dài hơn và khi đó học viên cũng phát sinh thêm chi phí ăn ở tại nước ngoài.
Vinpearl Air thời gian trước công bố tuyển sinh 400 phi công khóa 1. Số học viên này được Vinpearl Air gửi đi đào tạo cơ bản tại các học viện phi công ở Mỹ (Aviator College) hoặc Úc (AAPA). Vinpearl Air không tiết lộ mức học phí cụ thể, chỉ cho biết mức hỗ trợ học phí tối đa lên đến 50.000 USD/người (khoảng 1,1 tỷ).
Sau khi tốt nghiệp chương trình huấn luyện cơ bản, nếu muốn trở thành phi công lái tàu bay thương mại, học viên sẽ tiếp tục huấn luyện chuyển loại, huấn luyện Base và IOE. Việc huấn luyện sau cơ bản diễn ra tại các hãng hàng không với chi phí không dưới 1,5 tỷ đồng/người. Cộng thêm các chi phí đi lại, ăn ở, huấn luyện thêm trong thời gian học bay tại nước ngoài, một học viên sẽ cần đầu tư khoảng 4 tỷ đồng để trở thành phi công dân dụng.
Hiện nay, mức học phí du học ở các trường đại học tư thục tại Mỹ khoảng 50.000 USD/năm (khoảng 1,1 tỷ), và tổng 4 năm là khoảng 200.000USD (khoảng 4,6 tỷ). Như vậy học ngành phi công cũng ngang ngửa đi du học Mỹ.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Bài viết khác
Đọc sách giống như chọn bạn đời: Tìm được phương pháp đọc phù hợp nhất mới mong thu được lợi ích
Ngày đăng: 24/02/2021 - Lượt xem: 63
Đọc sách cũng giống như đi giày, giày của người khác, của người nổi tiếng chưa chắc đã vừa chân chúng ta; đọc sách cũng giống như ăn cơm, thức ăn của các nhà dinh dưỡng học chưa chắc đã phù hợp với chúng ta; đọc sách cũng giống như du lịch, cung đường của các nhà lữ hành chưa chắc đã là cung đường tốt nhất với chúng ta. Vì vậy, đọc...
Xem thêm [+]Nữ sinh tốt nghiệp đại học danh giá vẫn thất nghiệp, "cắn răng&đi làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu
Ngày đăng: 24/02/2021 - Lượt xem: 83
"Áp lực đè nặng đến suýt gục ngã, mình không dám đối diện với việc bản thân là đã thất nghiệp. Nhưng vì miếng cơm manh áo, cuối cùng cũng đành cắn rơm cắn cỏ đi làm công nhân vệ sinh môi trường", cựu nữ sinh này tâm sự.
Xem thêm [+]5 thú vui mỗi ngày giúp bạn thành công trong công việc
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 85
Sở thích không chỉ là một hoạt động thú vị để giết thời gian. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, những thú vui nhỏ như đan lát, nấu ăn hay nhiếp ảnh thực sự giúp tăng năng suất làm việc. Nhưng bạn có biết rằng những thú vui dưới đây không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả mà còn là những yếu tố sẽ góp phần vào thành công của...
Xem thêm [+]5 lời khuyên phải nhớ để tránh khởi nghiệp kinh doanh thất bại
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 61
Bất cứ người kinh doanh thành công nào đều phải trải qua những thất bại và kinh nghiệm, nếu nói không có tức là họ đang nói dối. Tuy nhiên làm sao để hạn chế mọi thất bại đáng tiếc, đơn giản là bạn hãy đúc rút từ người khác. Dưới đây là 5 lời khuyên đúc rút từ những bài học thực tế xương máu mà bạn nhất định phải nhớ để tránh...
Xem thêm [+]Bốn hành vi biến người bình thường thành CEO, theo nghiên cứu trên 2.600 nhà lãnh đạo
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 95
Nếu bạn nghĩ rằng tất cả các CEO của Ivy League đều là những cá nhân có thành tích học tập xuất sắc; và họ đã để mắt đến C-suite khi còn trẻ thì bạn đã nhầm. Theo Elena Botelho và Kim Powell, tác giả của cuốn sách The Next Next CEO, cho đến giờ, những CEO tài ba nhất thường không biết rằng họ đã được định sẵn cho vị trí to lớn ấy. Tuy...
Xem thêm [+]Giao tiếp bằng lời nói – kỹ năng mềm quan trọng trong mọi ngành nghề
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 60
Giao tiếp bằng lời nói là trao đổi thông tin giữa các cá nhân và trong tập thể thông qua lời nói. Đây là một trong những cách giao tiếp giữa nhân viên với cấp trên, giữa đồng nghiệp với nhau, và giữa nhân viên với khách hàng.
Xem thêm [+]Những ngành nghề cần nhân lực trong năm 2021
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 60
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (Falmi) vừa đưa ra dự báo cho thấy năm 2021.
Xem thêm [+]4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp
Ngày đăng: 19/02/2021 - Lượt xem: 88
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, có rất nhiều ngành nghề giúp bạn kiếm thêm thu nhập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và đặc biệt không lo thất nghiệp khi ra trường.
Xem thêm [+]10 kỹ năng mềm không thể thiếu trong lĩnh vực tài chính
Ngày đăng: 18/02/2021 - Lượt xem: 91
Tài chính là lĩnh vực yêu cầu kiến thức nền chắc chắn và các kỹ năng chuyên môn cao. Cùng với đó, khả năng giao tiếp giữa các cá nhân hay còn được gọi là “kỹ năng mềm” cũng quan trọng không kém nếu muốn thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là 10 kỹ năng không thể thiếu dành cho những người đang và có ý định theo đuổi lĩnh vực thú vị...
Xem thêm [+]Kỹ năng làm sếp
Ngày đăng: 17/02/2021 - Lượt xem: 92
Dù chỉ là trưởng nhóm một dự án hay trưởng phòng của hai, ba nhân viên thì bạn vẫn cần phải có một số kỹ năng để chắc chắn rằng "trên bảo dưới phục lăn". Bạn hãy lưu ý những điểm sau.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Đọc sách giống như chọn bạn đời: Tìm được phương pháp đọc phù hợp nhất mới mong thu được lợi ích
- Nữ sinh tốt nghiệp đại học danh giá vẫn thất nghiệp, "cắn răng&đi làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu
- 5 thú vui mỗi ngày giúp bạn thành công trong công việc
- 5 lời khuyên phải nhớ để tránh khởi nghiệp kinh doanh thất bại
- Bốn hành vi biến người bình thường thành CEO, theo nghiên cứu trên 2.600 nhà lãnh đạo
- Giao tiếp bằng lời nói – kỹ năng mềm quan trọng trong mọi ngành nghề
- Những ngành nghề cần nhân lực trong năm 2021
- 4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp