[CG-Nguyễn Vinh Hiển] Chuyện đổi mới giáo dục
“Đổi mới giáo dục khó nhất là đổi mới con người. Mỗi cán bộ quản lý, giảng viên trước hết phải tự có nhận thức thay đổi chính mình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như năng lực sư phạm”. Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh như vậy trong phát biểu tại hội thảo “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” khai mạc tại Đà Nẵng.
Hội thảo do Bộ GD-ĐT tổ chức với sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đại diện Vụ Giáo dục và Đào tạo, dạy nghề; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước, cùng đại diện các trường đại học sư phạm, các cơ sở giáo dục trong cả nước.
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nêu ra những vấn đề quan trọng trong công tác nâng cao năng lực đào tạo của đội ngũ giáo dục trong thời kỳ đổi mới giáo dục phổ thông. Đồng thời khuyến khích các cán bộ giảng dạy không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và tích cực sáng tạo.
“Đổi mới giáo dục trước hết và khó nhất là đổi mới chính con người. Mỗi cán bộ quản lý, giảng viên tự có nhận thức thay đổi chính mình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như năng lực sư phạm. Các giảng viên phải nêu cao tinh thần tự học đầu tiên. Và các trường học phải tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên học tập suốt đời” - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.
Trong một sự kiện khác về chuyên đề đổi mới giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói chuyện với hàng ngàn giảng viên, sinh viên đại học sư phạm Hà Nội về chuyện "đổi mới giáo dục phổ thông" trong suốt 2 giờ không nghỉ giải lao.
"Các thầy cô hãy thay đổi đi cho cháu ngoại tôi nhờ" - Thứ trưởng Hiển nói vậy sau khi so sánh thời ông là học sinh phổ thông cách đây 40 năm trước và cháu ngoại ông bây giờ vẫn được học theo cùng phương pháp sư phạm. Thứ trưởng cho biết, trường Sư phạm cần đào tạo ra các sinh viên có năng lực giáo dục. Một cách ví von mà ông Hiển thường nói tại nhiều cuộc hội nghị là "Sao trời lọt qua mắt lưới/Rơi đầy xuống dòng sông sâu" để diễn tả việc tập huấn giáo viên theo cách truyền thống: Cứ mỗi lần ngành giáo dục thực hiện đổi mới giáo dục, các sở GD-ĐT cử cán bộ cốt cán đi tập huấn ở Bộ, về tập huấn cho cán bộ cốt cán ở phòng GD-ĐT, rồi mới tới đội ngũ cốt cán của các trường. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói việc ông đến ĐH Sư phạm Hà Nội hôm nay cũng là một cách thay đổi tập huấn. Ngoài ra, có những cách khác như tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi bằng các bài giảng điện tử.
(Trích và tổng hợp từ các nguồn Dân Trí, Vietnamnet)
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 45
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công