Cha mẹ ơi, đừng nói với con rằng: “Cứ vào đại học đi rồi tính!”
Ở Việt Nam, có một quan niệm phổ biến là: “Cứ lấy được bằng đại học đi rồi ra trường đi làm người ta sẽ dạy lại từ đầu”. Các gia đình chọn trường, chọn ngành chủ yếu vẫn theo một tiêu chí rất mông lung – điểm đầu vào.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường việc làm cạnh tranh ngày càng gắt gao như hiện nay, quan điểm này thật sự đã lỗi thời. Bài viết dưới đây sẽ phân tích lí do chúng ta cần thay đổi tư duy về định hướng nghề nghiệp cho con ngay từ bây giờ.
“Chọn đại” dễ dẫn đến “học đại”
Nhiều cha mẹ rất ngạc nhiên khi con mình từ một học sinh chăm chỉ, thi đỗ vào trường đại học top đầu cả nước, trở thành sinh viên lại chểnh mảng, thậm chí còn trượt môn, bỏ ngang. Thực tế là, nếu ngôi trường top đầu kia không phù hợp với con, việc này không có gì lạ – cứ cố gắng mãi trong một lĩnh vực mà mình không có khả năng sẽ bào mòn ý chí của chúng ta nhanh hơn bao giờ hết.
Hơn thế nữa, việc chọn trường không đúng với ngành nghề con muốn theo đuổi còn hạn chế lựa chọn của con khi bước lên các bậc học cao hơn. Lúc đó, con chỉ có hai con đường – học lại đại học hoặc đi làm để lấy thêm kinh nghiệm. Như vậy, nếu chọn sai, cả gia đình vừa mất tiền, vừa phí thời gian theo đuổi một thứ không có ích.
Đòi hỏi chuyên nghiệp từ thị trường lao động
Với sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài, sự chuyên nghiệp hoá của các công ty lớn trong nước, sinh viên mới ra trường có nhiều lựa chọn hấp dẫn hơn, nhưng cũng khó khăn hơn. Giữa một ứng viên được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành và một ứng viên trái ngành – “em chọn trường vì bố mẹ bảo thế”, doanh nghiệp chắc chắn sẽ ưu ái người có định hướng ngay từ đầu. Nhà tuyển dụng không còn muốn đào tạo lại từ đầu, mà sẽ chọn người có thể làm việc và mang lại lợi ích cho họ ngay lập tức.
Không chỉ vậy, khi được học đúng ngành, con có nhiều cơ hội gặp gỡ tiền bối, các nhà quản lí tương lai trong suốt 3-4 năm học đại học. Khi tốt nghiệp, tận dụng mạng lưới quan hệ này chính là “vũ khí” lợi hại để con cạnh tranh với các ứng viên khác.
Một thế giới đổi thay đổi thay mỗi ngày
Nếu nhìn kĩ hơn vào các lựa chọn được cha mẹ Việt ưa thích, ta thường thấy những cái tên quen thuộc, “an toàn” như kế toán, cơ điện, ngoại ngữ… Những ngành nghề này tất nhiên sẽ không biến mất ngay, nhưng nếu có thể đặt chân vào những lĩnh vực của tương lai, con sẽ có lợi thế rất lớn khi tốt nghiệp.
Trong một buổi chia sẻ về định hướng cho người trẻ, bà Trần Yên Định, Giám đốc Khối Giáo dục, Microsoft Việt Nam khẳng định, chúng ta đang sống trong thế giới biến đối không ngừng và sự tác động của nền tảng công nghệ thông tin làm cho sự thay đổi thế giới nhanh hơn bao giờ hết. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào định kiến “trường top” mà không xem xét sự biến chuyển của xã hội thì chỉ e khi ra trường cha mẹ và con sẽ “không tính kịp”.
Bài học về sự độc lập
18 tuổi, con được xem như người trưởng thành. Con nên và cần hiểu về quyết định sẽ thay đổi tương lai của mình. Tự chủ lựa chọn trường đại học của mình sẽ là điểm khởi đầu cho nhiều sự tự chủ khác, giúp con dần lớn khôn, độc lập. Vì thế, thay vì bắt con “cày” điểm thật cao, nộp đơn vào trường “danh giá” nhất để gia đình tự hào, cha mẹ hãy khuyến khích con tự tìm hiểu thế giới nghề nghiệp rộng lớn quanh mình.
Tôi tin rằng, thế hệ trẻ ngày nay có đủ sự khôn ngoan và nhanh nhạy để dự đoán được đâu là lĩnh vực mình thích nhất, đâu là thứ mà ngày mai xã hội sẽ cần, từ đó, đưa ra được quyết định phù hợp hơn cả. “Việc định hướng nghề nghiệp tương lai phải do chính học sinh quyết định. Phụ huynh, nhà trường chỉ đóng vai trò hỗ trợ, đồng hành, khích lệ”, ông Đặng Quốc Cường – Chuyên gia tư vấn Ngành và việc làm ĐH RMIT nhấn mạnh trong một buổi chia sẻ.
Thực vậy, lựa chọn tốt nhất, luôn là lựa chọn của con.
Theo Giang Nguyễn ĐH RMIT
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 34
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 57
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 281
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 165
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 264
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công