Chính thức: Bộ GD-ĐT hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp hậu Covid-19
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành công văn số 4726/BGDĐT-GDTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Công văn này đã có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức cho học sinh tới lớp học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; ưu tiên tiêm đủ liều vắc-xin cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phục vụ. Đối với các trường học đang được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng, chống dịch,…cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; chỉ đạo các sở GDĐT rà soát tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của các trường sau ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.
Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường/xã, cấp quận/huyện, cấp tỉnh/thành để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn, theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường học tập; chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo quy định.
Trong đó, đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp; với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào thực tế tình hình và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học...; với cấp học mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hình; có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.
UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và cấp độ 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Chỉ đạo ngành Giáo dục phối hợp với ngành Y tế tổ chức tiêm vắc-xin phòng dịch cho người học theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021); triển khai thật tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình theo dõi, quản lý sức khỏe của người học để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời (theo hướng dẫn tại Công văn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23/4/2020 của Bộ GDĐT và Công văn số 1244/BYT-MT ngày 13/3/2020 của Bộ Y tế); giao cho các cơ sở y tế địa phương phối hợp với các cơ sở giáo dục để lên các phương án phòng dịch và xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và hiệu quả.
Công văn kèm theo 2 phụ lục hướng dẫn cụ thể. Phụ lục 1 Quy định về đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; phụ lục này đưa ra các yêu cầu đối với cơ sở giáo dục trước khi đến trường, khi học sinh đến trường, khi học sinh kết thúc buổi học. Phụ lục 2 Quy định về an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Xuân
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
TP.HCM: Các trường Đại Học chuẩn bị đón sinh viên trở lại
Bài viết khác
Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 37
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia Hà Nội tăng lệ phí thi đánh giá năng lực
Ngày đăng: 10/01/2023 - Lượt xem: 211
Năm 2023, lệ phí thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội là 500.000 đồng một lượt thi, tăng 66% so với năm ngoái.
Xem thêm [+]Chứng chỉ ngoại ngữ: Xu thế sử dụng 'hàng nội'
Ngày đăng: 01/01/2023 - Lượt xem: 223
Sau thời gian triển khai, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ khung 6 bậc Việt Nam (VSTEP) dần khẳng định uy tín.
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 1129
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Sinh viên ra trường làm trái ngành: Chông chênh hướng nghiệp
Ngày đăng: 19/11/2022 - Lượt xem: 296
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), trong đề án tuyển sinh đại học (ĐH) hàng năm các trường phải công bố tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo về đội ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất… Số liệu về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp rất quan trọng đối với các...
Xem thêm [+]Dừng thi chứng chỉ IELTS, tuyển sinh đại học 2023 có ảnh hưởng không?
Ngày đăng: 12/11/2022 - Lượt xem: 322
Thông tin các kỳ thi IELTS tại Việt Nam tạm dừng bắt đầu từ ngày 10/11 khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, theo một số trường đại học thì việc dừng này chưa ảnh hưởng đến phương án tuyển sinh 2023 của các trường. Nhưng với những thí sinh có dự định đi du học hoặc xuất khẩu lao động có thể sẽ bị ảnh hưởng và cần có tính toán phù hợp trong...
Xem thêm [+]Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ thay đổi ra sao?
Ngày đăng: 17/10/2022 - Lượt xem: 350
Chỉ tiêu xét tuyển đại học theo phương thức sử dụng kết quả những kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 dự kiến sẽ tăng.
Xem thêm [+]Những kết quả nổi bật thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo
Ngày đăng: 11/10/2022 - Lượt xem: 289
Báo cáo gửi Quốc hội của Bộ GD&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 có nội dung về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Xem thêm [+]Hệ lụy khi phụ huynh thay con quyết định nghề nghiệp tương lai
Ngày đăng: 01/10/2022 - Lượt xem: 296
Cứ đến mùa xét tuyển, mỗi ngày có hàng trăm phụ huynh gọi điện hỏi thông tin hoặc đến tận trường ĐH, CĐ nhờ tư vấn để chọn ngành cho con, điều chỉnh nguyện vọng... trong khi đúng ra đây là việc của thí sinh.
Xem thêm [+]Trượt đại học vì chọn sai phương thức xét tuyển
Ngày đăng: 20/09/2022 - Lượt xem: 371
Sau khi Đại học Y Dược (Đại học Huế) công bố điểm chuẩn hôm 15/9, Đặng Công Hùng, cựu học sinh trường THPT Bùi Dục Tài, Quảng Trị đứng ngồi không yên. Hùng được 25,35 điểm khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) nhưng không trúng tuyển ngành Dược học của trường này, dù thừa 0,25 điểm.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công