Chính thức bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học
Bắt đầu từ năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ bỏ xét tuyển sớm. Tất cả hình thức xét tuyển đều phải tuân theo lịch chung của Bộ.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 06/2025 sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025.
Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là việc bỏ hình thức xét tuyển sớm, thay vì giới hạn xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu như trong dự thảo, tất cả các phương thức sẽ được xét chung một đợt. Riêng với xét tuyển thẳng vẫn sẽ được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT.
Ngoài ra, nếu xét tuyển bằng kết quả học tập cấp THPT, các trường bắt buộc phải sử dụng kết quả học cả năm lớp 12, đồng thời quy định trọng số tối thiểu 25% của điểm xét tuyển từ kết quả này.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Phạm Hải
Bên cạnh đó, các trường có nhiều phương thức tuyển sinh phải xây dựng quy tắc quy đổi điểm trúng tuyển tương đương giữa các phương thức và công bố công khai theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Điều này nhằm tránh chênh lệch quá lớn giữa các phương thức xét tuyển, đặc biệt là tình trạng điểm học bạ thấp hơn đáng kể so với điểm thi THPT.
Quy tắc này phải được công bố cùng thời điểm với ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, giúp thí sinh có đủ thông tin để lựa chọn nguyện vọng.
Một điểm mới quan trọng khác là thí sinh không cần chọn mã phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển. Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT sẽ tự động xét tuyển theo phương thức có kết quả cao nhất của thí sinh, giúp giảm tải và tăng cơ hội trúng tuyển.
Từ năm 2025, do chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi, Bộ GD-ĐT bỏ giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển đối với mỗi ngành, chương trình đào tạo. Trước đây, mỗi ngành chỉ được sử dụng tối đa 4 tổ hợp xét tuyển.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đầu vào, quy chế yêu cầu tổ hợp xét tuyển phải có ít nhất 3 môn phù hợp, trong đó Toán hoặc Ngữ văn chiếm ít nhất 25% trọng số. Đặc biệt, từ năm 2026, số môn chung giữa các tổ hợp phải chiếm ít nhất 50% trọng số xét tuyển, đảm bảo tính đồng nhất trong đánh giá năng lực thí sinh.
Với chứng chỉ ngoại ngữ trong xét tuyển, trong những năm gần đây, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh có nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng lạm dụng chứng chỉ ngoại ngữ làm yếu tố quyết định trúng tuyển. Điều này gây bất lợi cho thí sinh ở vùng sâu, vùng xa do điều kiện tiếp cận chứng chỉ khác nhau.
Do đó, Bộ GD-ĐT quy định rằng các trường vẫn có thể quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm xét tuyển, nhưng trọng số điểm xét không được vượt quá 50%. Quy định này đảm bảo thí sinh có thể tận dụng lợi thế ngoại ngữ, nhưng không gây mất cân bằng so với các thí sinh khác.
Bên cạnh chứng chỉ ngoại ngữ, để đảm bảo công bằng, từ năm 2025, tổng điểm cộng không vượt quá 10% thang điểm xét tuyển (bao gồm điểm cộng, điểm thưởng, điểm khuyến khích).
Ví dụ, với thang điểm 30, điểm cộng tối đa là 3 điểm. Các trường vẫn có thể áp dụng điểm cộng để xem xét đặc thù của chương trình đào tạo, nhưng không được vượt quá giới hạn này.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/5/2025.
Theo vietnamnet
Bài viết khác
Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là "liều", phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Ngày đăng: 25/06/2025 - Lượt xem: 131
Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là "liều", phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Xem thêm [+]Đề xuất: Sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ được hỗ trợ 3,6 triệu/tháng
Ngày đăng: 25/06/2025 - Lượt xem: 62
Đề xuất: Sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ được hỗ trợ 3,6 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành nghề nào ở Việt Nam đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao?
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 132
Ngành nghề nào ở Việt Nam đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao?
Xem thêm [+]Ngành ngôn ngữ đang khủng hoảng: AI dạy, nói, dịch quá nhanh - 4 năm học chưa chắc bằng 30 giây tra app!
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 72
Ngành ngôn ngữ đang khủng hoảng: AI dạy, nói, dịch quá nhanh - 4 năm học chưa chắc bằng 30 giây tra app!
Xem thêm [+]3 ngành học triển vọng tại Việt Nam: Ra trường dễ có việc, thu nhập đáng mơ ước
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 103
3 ngành học triển vọng tại Việt Nam: Ra trường dễ có việc, thu nhập đáng mơ ước
Xem thêm [+]Nghề gì còn sống trong kỷ nguyên AI? Cha đẻ trí tuệ nhân tạo chỉ đích danh
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 67
Nghề gì còn sống trong kỷ nguyên AI? Cha đẻ trí tuệ nhân tạo chỉ đích danh
Xem thêm [+]Việt Nam có 1 ngành học 4 năm liền lọt top thế giới: Điểm chuẩn ‘dễ thở’, lương tới 46 triệu/ngày
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 81
Việt Nam có 1 ngành học 4 năm liền lọt top thế giới: Điểm chuẩn ‘dễ thở’, lương tới 46 triệu/ngày
Xem thêm [+]AI đã giỏi ngang tiến sĩ, người trẻ nên chọn ngành học nào để ra trường có việc làm?
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 55
AI đã giỏi ngang tiến sĩ, người trẻ nên chọn ngành học nào để ra trường có việc làm?
Xem thêm [+]Không có bằng đại học, 5 nghề này vẫn có thể kiếm hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 60
Không có bằng đại học, 5 nghề này vẫn có thể kiếm hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Xem thêm [+]Những trường đại học nào sắp phải tinh giản, sáp nhập?
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 79
Những trường đại học nào sắp phải tinh giản, sáp nhập?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công