Chọn ngành thông minh để không lỡ nhịp thị trường lao động
Xu hướng thị trường liên tục thay đổi, thí sinh cần hiểu rõ năng lực, sở thích của bản thân, đồng thời, cập nhật thông tin về các ngành đang khát nhân lực để đưa ra lựa chọn phù hợp, mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Đừng chạy theo đám đông
Trong hành trình chọn ngành nghề, nhiều học sinh vẫn chạy theo xu hướng số đông mà chưa thực sự cân nhắc đến sở thích và điểm mạnh của bản thân. Từng tư vấn cho nhiều trường hợp rơi vào tình trạng này, cô Nguyễn Thanh Bình - giáo viên Trường THPT Dân tộc Nội trú Nghệ An - cho rằng, việc thiếu định hướng dễ khiến học sinh gặp khó khăn trong học tập, phát triển nghề nghiệp, thậm chí loay hoay sau tốt nghiệp vì không tìm được công việc phù hợp.
Theo cô Bình, để tránh rơi vào tình trạng “học một đằng, làm một nẻo”, người học cần chủ động dành thời gian khám phá bản thân - yêu thích điều gì, giỏi lĩnh vực nào, tính cách phù hợp với ngành nghề nào?
“Một ngành nghề nghe rất tiềm năng, nhiều cơ hội việc làm, lương cao, nhưng nếu không phù hợp với khả năng và tính cách của bản thân thì các em khó theo đuổi lâu dài. Thí sinh cần tỉnh táo, cân nhắc kỹ lưỡng thuận lợi và khó khăn, xác định rõ mình có đủ kiên trì, đam mê để theo đuổi nghề hay không” - cô Bình chia sẻ.
Nữ giáo viên khuyên học sinh nên tận dụng các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, thực tập sớm hoặc tìm hiểu thông tin từ các anh chị đi trước để hình dung rõ hơn về môi trường làm việc, tính chất công việc của ngành mình quan tâm.
Các em cần xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu ngành nghề đã chọn. Và hãy ghi nhớ, chọn ngành học chỉ là bước đầu, nuôi dưỡng đam mê và rèn luyện kiến thức, kỹ năng mới là chìa khóa để các em tự tin bước vào thị trường lao động.
Chủ động thích ứng
Theo dự đoán của ThS Đỗ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Mở Hà Nội, những ngành nghề liên quan trực tiếp đến công nghệ sẽ tiếp tục giữ vai trò then chốt trong bức tranh nhân lực giai đoạn tới.
“Trước hết phải kể đến các ngành Công nghệ thông tin, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo - những lĩnh vực đang dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số của quốc gia. Bên cạnh đó, thương mại điện tử cũng đang bùng nổ mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực am hiểu quản trị, marketing số, logistics và chuỗi cung ứng” - ThS Đỗ Ngọc Anh phân tích.
Vị này cũng nhấn mạnh, thí sinh cần chú trọng hơn đến yếu tố bền vững và thích ứng trước những biến động khó lường của thị trường lao động. Học ngành gì cũng nên đặt trong mối liên hệ với các ngành nghề lân cận, mở rộng kiến thức và kỹ năng để khi ra trường không bị bó hẹp cơ hội việc làm.
Đồng quan điểm, TS Trần Khắc Thạc - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi khuyên người học nên chủ động cập nhật những kỹ năng mới, linh hoạt bổ sung các mảng kiến thức thiết yếu như ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm và khả năng làm việc nhóm. Đây là hành trang quan trọng giúp các em sẵn sàng trước những đòi hỏi khắt khe của nhà tuyển dụng.
TS Trần Khắc Thạc cho rằng, việc lựa chọn ngành học phù hợp cần kết hợp giữa sở thích cá nhân, năng lực, điều kiện thực tế của gia đình, sự am hiểu thị trường lao động và tầm nhìn dài hạn. Khi đã tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân, các sĩ tử sẽ vững vàng hơn trước những biến động khó lường của thị trường việc làm trong tương lai.
Theo báo Lao Động
Bài viết khác
Ngành học ‘đi tắt đón đầu’ trong lĩnh vực vận tải, cơ hội việc làm rộng mở: 5 cơ sở đào tạo, điểm chuẩn ở mức trung bình khá là đỗ
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 53
Ngành học ‘đi tắt đón đầu’ trong lĩnh vực vận tải, cơ hội việc làm rộng mở: 5 cơ sở đào tạo, điểm chuẩn ở mức trung bình khá là đỗ
Xem thêm [+]Ngành học không lo thất nghiệp, điểm chuẩn chỉ từ 16 điểm, ra trường lương 25 triệu/tháng, doanh nghiệp thi nhau săn đón
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 111
Ngành học không lo thất nghiệp, điểm chuẩn chỉ từ 16 điểm, ra trường lương 25 triệu/tháng, doanh nghiệp thi nhau săn đón
Xem thêm [+]Ngành nghề từng được dự báo dễ thất nghiệp vì đào thải mạnh, đăng ký xét tuyển năm nay nên biết để cân nhắc
Ngày đăng: 18/07/2025 - Lượt xem: 59
Ngành nghề từng được dự báo dễ thất nghiệp vì đào thải mạnh, đăng ký xét tuyển năm nay nên biết để cân nhắc
Xem thêm [+]5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 137
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Xem thêm [+]Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 60
Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Xem thêm [+]Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 133
Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Xem thêm [+]Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 70
Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Xem thêm [+]Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 837
Danh sách các trường công bố điểm chuẩn năm 2025, chỉ từ 16
Xem thêm [+]Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 47
Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Xem thêm [+]39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 316
39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công