Chuyển động với yêu cầu đổi mới thi THPT quốc gia
Nhiều trường học đã được trang bị hệ thống máy tính hiện đại
Xu hướng tất yếu của giáo dục hiện đại
Việc tổ chức kỳ thi với quy mô lớn trên máy tính được đánh giá là phù hợp với xu hướng kiểm tra đánh giá trên thế giới, như các kỳ thi ngoại ngữ, tin học của ETs, thi ACT, SAT tại Hoa Kỳ. Hình thức này cũng từng được triển khai thí điểm ở kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015, 2016 và cho thấy hoàn toàn khả thi và HS Việt Nam có thể tiếp cận được.
Việc thi trên máy tính được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng gian lận thi cử, cho dù công tác tổ chức vẫn diễn ra ở các địa phương. Theo dự kiến, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm và kết quả đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GD&ĐT sẽ giữ vai trò chỉ đạo chung, như: Ban hành quy chế, ra đề thi, thanh kiểm tra, giám sát và chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm. Việc tổ chức kỳ thi tại địa phương do UBND các địa phương chịu trách nhiệm. Các trường ĐH được Bộ điều động tham gia khâu thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quy trình tổ chức kỳ thi, chấm thi và phúc khảo.
Tại cuộc họp bàn về phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sau năm 2020, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: Mục tiêu của phương án thi mà Bộ GD&ĐT đề xuất là tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy. Phương thức thi được đề xuất là tổ chức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình bảo đảm tính khả thi.
Đối với phương thức thi trên máy tính, thí sinh có thể dự thi một số đợt trong năm tại địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập, đáp ứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả của đợt thi nào cao nhất sẽ được lựa chọn sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và có thể được các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng trong tuyển sinh.
Để phù hợp với phương thức tổ chức thi, đặc biệt là thi trên máy tính, các bài thi bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ được giữ ổn định như năm 2019, nhưng các bài tổ hợp có thể thay đổi. Các câu hỏi trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội sẽ được cấu trúc lại. Số câu hỏi trong từng bài thi có thể giảm, nhưng vẫn giữ được độ phân hóa để tạo thành một bài thi tổng hợp, đồng thời từng bước hoàn thiện thành bài thi tích hợp phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
Ảnh minh họa/ INT
Giúp học sinh làm quen với máy tính
Nhiều thầy cô giáo cho rằng, thi THPT quốc gia trên máy tính thể hiện sự tiến bộ của ngành giáo dục khi đưa công nghệ vào học tập. Đây là một hình thức thi hoàn toàn mới, vì vậy để làm được bài thi trên máy tính, HS không chỉ có kỹ năng, kiến thức các môn học, mà còn phải có điều kiện học tập và sử dụng máy tính thành thạo.
Hiện nay, hầu hết các tiết học tại Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Lào Cai), HS đều có thể sử dụng thiết bị thông minh, máy tính để phục vụ việc học tập. Trường còn thực hiện kết nối với các trường học trên toàn quốc để thực hiện các giờ học kết nối. Thông qua những giải kiểm tra đánh giá kiến thức cho HS trong các giờ học kết nối đã tạo sự hấp dẫn, hứng thú học tập cho các em.
Thầy Phạm Thanh Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng cho biết: Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại Trường THPT số 2 Bảo Thắng không chỉ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học của nhà trường mà còn góp phần tích cực trong việc thực hiện cuộc cách mạng 4.0. Giáo viên HS trong trường sẵn sàng đón nhận kỳ thi trên máy tính và sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho lộ trình này.
Ủng hộ phương án thi trên máy tính, lãnh đạo Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) cho biết: Kỳ thi trên máy tính có nhiều thuận lợi như HS biết ngay kết quả, nghiêm túc, đỡ tốn kém và đặc biệt hạn chế gian lận. Cách thi này đòi hỏi HS học đều, không chỉ tập trung môn thi và khối thi như hiện nay. Việc triển khai kỳ thi trên máy tính là khả thi ở Hà Nội và các thành phố lớn.
Thầy Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) cho biết: Nhà trường đã có nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao việc ứng dụng CNTT để đổi mới dạy và học. Nhà trường trang bị tài khoản Office 365 bản quyền cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS và phụ huynh. Cùng với đó là tiến hành tập huấn thường xuyên về kỹ năng sử dụng hệ thống, thiết kế hệ thống trong quản lý, giảng dạy, học tập, chia sẻ thông tin.
HS Trường THPT Phan Huy Chú đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, đặc biệt trong môn Tin học khi liên tiếp đoạt huy chương tại kỳ thi Tin học Văn phòng thế giới. Nhà trường đã "đi tắt đón đầu" khi đưa chương trình Tin học văn phòng thế giới MOS vào giảng dạy thay thế cho chương trình bộ môn Tin học hiện hành. Hiện nay, HS Phan Huy Chú đã có nền tảng kiến thức tin học vững vàng và sẵn sàng bước vào Kỳ thi THPT quốc gia trên máy tính.
Trường THPT Đống Đa từ nhiều năm nay đã tăng cường giảng dạy tin học cho HS, cho HS tiếp xúc nhiều hơn với máy tính. Hiện nay, trường có 48 máy tính tại các phòng học chức năng giúp HS tra cứu tài liệu khi cần. Để HS làm quen với phương thức thi THPT sau 2021 và không còn tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, nhà trường mong muốn sẽ nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất từ thành phố, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy học.
Giai đoạn sau năm 2025, Bộ GD&ĐT sẽ có những điều chỉnh phù hợp tiếp theo, đặc biệt là việc hoàn thiện phương thức thi trên máy tính. Khi áp dụng hình thức này, Bộ sẽ công bố trước một năm để phụ huynh và HS chủ động trong dạy học, ôn tập và chuẩn bị tham gia kỳ thi.
Vân Anh - Giáo dục và Thời đại.
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 55
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 280
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công