"Có 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực ở Việt Nam"
Ngày 9-10/4, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức tọa đàm khoa học "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045" với sự tham gia của nhiều chuyên gia chính sách, giáo dục, việc làm.
Lần lượt từ trái qua phải: Đại biểu Quốc hội Bùi Sĩ Lợi - TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) - PGS.TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế.
Góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045", ông Bùi Sỹ Lợi, đại biểu Quốc hội khóa XIV nhấn mạnh, nguồn lực nội sinh của đất nước là quan trọng nhất và con người là trọng tâm. Về định hướng phát triển khoa học công nghệ, chúng ta phải đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, chiến lược phải gắn với trọng tâm là con người và nhân lực.
Và để không mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định cần phải làm tốt công tác phân luồng. Trong đó phải gỡ nút thắt đào tạo văn hóa tại các trường nghề.
"Không thể nói trường nghề không được dạy văn hóa. Nói như vậy là sai tinh thần của Nghị quyết trung ương. Nghị quyết Trung ương đặt ra vấn đề nhấn mạnh phân luồng giáo dục. Trong đó phân luồng sau THCS (phân luồng ở giai đoạn đầu tiên) có ít nhất 30% học sinh đi học nghề còn 70% học tiếp lên bậc THPT.
Sau khi học nghề, học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng văn hóa. Tại sao lại ngăn cấm? Hết THPT thì 70% đi học nghề và chỉ 30% đại học thôi. Học đại học nhiều để làm gì? Có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam", ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh và kiến nghị, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề phân luồng và dạy nghề.
Đại biểu Quốc hội khóa XIV Bùi Sỹ Lợi trăn trở: "Có 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực ở Việt Nam" (Ảnh: Phương Thảo).
Theo đại biểu này, chiến lược phải có ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho nên nó phải có mục tiêu đến năm 2045.
Và để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước, chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp phải giải quyết 2 vấn đề: Quy mô và hiện đại hóa.
"Cuộc CMCN 4.0 khiến cho năng suất lao động thay đổi hoàn toàn khác so với thời kỳ lao động thủ công. Phải cấu trúc lại hệ thống cơ sở đào tạo nghề. Quy mô đào tạo phải gắn liền với chất lượng, với việc làm và với thị thường lao động.
Chúng ta cũng cần lưu ý, việc đẩy mạnh tự chủ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có nghĩa là chỉ quan tâm thu hút người học "có tiền" mà phải quan tâm đặc biệt đến nhóm lao động nghèo. Nhóm lao động này nhà nước phải bao cấp, đầu tư đào tạo", ông Bùi Sĩ Lợi lưu ý.
Gắn đào tạo nghề với các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định, chúng ta đang đứng ở giai đoạn rất đặc biệt, trong đó con người mà nhất là trí tuệ con người sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước. Cho nên cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và chiến lược con người phải tiếp cận mang tính thời đại và có "tính cách mạng".
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng việc đào tạo nghề trong giai đoạn tới phải gắn liền với các trung tâm khởi nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo, gắn với các tập đoàn lớn và hướng tới đào tạo nghề nghiệp sáng tạo.
"Nếu định hướng đúng và trúng, chiến lược này sẽ rất quan trọng cho đất nước, làm thay đổi diện mạo, thay đổi đẳng cấp hệ thống giáo dục nghề nghiệp", ông nhận định.
Chuyên gia Trần Đình Thiên cũng lưu ý, chiến lược phải dự báo được cấu trúc nghề nghiệp trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào. Cấu trúc nghề nghiệp của thời đại CMCN 4.0 sẽ là gì? Cấu trúc nghề nghiệp của thời đại cũ chưa chắc đã phù hợp với thời đại mới. Do đó, chúng ta phải định vị, nhận diện được cấu trúc nghề nghiệp của thời đại mới…
Công nghệ và kinh tế số đang phát triển chóng mặt đòi hỏi định hướng nghề nghiệp, định hướng phát triển khác hẳn. Sứ mệnh của chiến lược giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới ở Việt Nam là gì? Cơ hội của đất nước, đòi hỏi của đất nước đang đặt ra là gì? Vì sự thay đổi hiện nay là "kinh khủng", "ghê gớm lắm"…
"Nếu không chuẩn bị tốt cho tương lai thì chúng ta sẽ là người có tội khiến cho đất nước phát triển chậm lại trong khi thế giới tiến lên", ông nói.
Phát biểu tại tọa đàm, TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, chủ đề của chiến lược là: Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện đại, mở, linh hoạt, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận, công bằng, bền vững và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển KT-XH của đất nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong giai đoạn trước, nhưng với bối cảnh thời kỳ dân số vàng của chúng ta đang dần trôi qua, cùng với các yêu cầu rất cao trong giai đoạn tới, câu hỏi đặt ra cho giáo dục nghề nghiệp hiện nay là có thể làm gì để phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng sự kỳ vọng, tin tưởng của Đảng và Chính phủ", TS. Trương Anh Dũng nhấn mạnh.
Theo Lệ Thu - Dân Trí
Bài viết khác
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Ngày đăng: 22/02/2025 - Lượt xem: 20
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 29
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Xem thêm [+]Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 29
Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Xem thêm [+]Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Ngày đăng: 20/02/2025 - Lượt xem: 76
Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Xem thêm [+]Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 120
Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Xem thêm [+]Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 52
Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Xem thêm [+]3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Ngày đăng: 17/02/2025 - Lượt xem: 40
3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Xem thêm [+]“Im lặng là vàng”: 3 tình huống khi sự im lặng chính là VÀNG RÒNG, thể hiện EQ cao đỉnh chóp
Ngày đăng: 17/02/2025 - Lượt xem: 45
“Im lặng là vàng”: 3 tình huống khi sự im lặng chính là VÀNG RÒNG, thể hiện EQ cao đỉnh chóp
Xem thêm [+]Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 201
Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công