Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học trong tương lai
Ngành Xã hội học là một ngành có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết liệu học ngành này ra trường sẽ làm gì thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Xã hội học là gì?
Xã hội học là ngành học cung cấp , bổ sung các kiến thức về các vấn đề trong xã hội; cùng với đó là việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề trong xã hội ở các khía cạnh như: giáo dục, đời sống xã hội, tệ nạn xã hội… Ngành xã hội học giúp các bạn sinh viên có thể phân tích được nhiều vấn đề trong xã hội một cách rất logic, ví dụ như: bạo hành gia đình, trẻ em lang thang không nơi nương tựa, vấn nạn mại dâm, nguyên nhân của bạo lực học đường…
Ngành Xã hội học góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ an sinh xã hội, giúp xây dựng xã hội ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn. Chính vì vậy, Xã hội học là một trong những ngành nghề rất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội ngày nay.
Vậy học ngành Xã hội học thì làm việc gì?
1. Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học
Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ góp lớn công sức cho sự phát triển của đất nước. Vậy nên, để bồi dưỡng những chủ nhân tương lai này, rất cần có những đội ngũ làm công tác giảng dạy, đam mê nghiên cứu và truyền đạt tới thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, nghề “trồng người” này là cả một quá trình rất dài và đòi hỏi những con người đảm nhận vai trò quan trọng ấy phải là những người có trình độ học vấn cao, nhận thức vấn đề nhanh nhạy và có đạo đức tốt.
Do đó, để có thể đứng ở trên bục giảng, các bạn trẻ cũng phải chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ. Ngoài kiến thức vững vàng truyền tải cho sinh viên còn cần có sự đam mê đối với ngành và ý trách nhiệm đối công việc của mình.
2. Phóng viên, biên tập viên tại các công ty, tổ chức truyền thông, cơ quan báo chí
Hầu hết chúng ta vẫn thường nghĩ rằng chỉ có học ngành báo chí chuyên nghiệp thì mới làm được công việc báo. Tuy nhiên ngành Xã hội học cũng là một tiềm năng để các bạn có thể khai thác khi theo đuổi công việc này. Bởi những công việc liên quan đến báo chí như phóng viên, biên tập viên… cũng rất cần phải có những kiến thức uyên thâm, sâu rộng để có thể khai thác được tất cả các vấn đề của xã hội.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên ngành Xã hội học đã được đào tạo bài bản tất cả các kiến thức liên quan đến công việc này. Thêm vào đó, việc được đi thực hành, khảo sát, trải nghiệm thực tế đã giúp họ sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ với những vấn đề mang tầm vĩ mô của xã hội.
Tuy nhiên, việc truyền đạt thông tin đến với một tổ chức nào đó thường không dễ dàng bởi các bạn phải thật sự có kiến thức sâu rộng, hiểu biết về nhiều vấn đề mới có thể truyền đạt được một cách chính xác nhất. Do vậy, nếu muốn hoàn thành tốt công việc của mình, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy chăm chỉ trau dồi kiến thức và học hỏi thật nhiều.
3. Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ
Nếu các bạn sinh viên có đam mê về công tác xã hội và có vốn ngoại ngữ tốt có thể xin vào các tổ chức phi chính phủ, tham gia vào các công việc mang tính cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đây chính là tính nhân văn lớn nhất của ngành học xã hội học, hướng đến hành động những nghĩa cử cao đẹp và nhân văn trong đời sống.
Đối với công việc này, ngoài yêu cầu về kiến thức, ngoại ngữ, các bạn sinh viên cần có thể lực tốt và khả năng hòa nhập cộng đồng, khả năng thuyết phục người khác và khả năng thích ứng với cuộc sống trong mọi hoàn cảnh. Việc làm trong các tổ chức phi chính phủ như vậy thực sự là những cơ hội rất tốt để các bạn phát triển khả năng của mình và có nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp.
Tạm kết
Trên đây là một số công việc điển hình của ngành Xã hội học. Hy vọng bài viết này đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc, đặc biệt đối với những bạn đã chọn theo học ngành nghề này thì cũng hãy vững tin với nghề và không ngừng cố gắng. Hướng nghiệp GPO chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.
Đọc thêm:
>> Xã hội học là nghề gì và làm gì?
Hoàng Yếnn
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4823
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 986
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1044
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3032
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1022
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 2030
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4172
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2255
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2878
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2024
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công