Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới?
“Chán ghét công việc hiện tại” là một tâm lý chung thường gặp ở nhiều nhân viên văn phòng, đặc biệt là các bạn trẻ. Triệu chứng của “hội chứng” này là khi chúng ta dần mất động lực làm việc, mỗi ngày đi làm đều đếm từng giây từng phút đến giờ tan ca. Bạn bắt đầu có ý định “nhảy việc”. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hay cân nhắc nhiều khi nhảy việc nếu bạn là một lính mới ra trường. Ngược lại, với vị trí của một nhân viên lâu năm có đãi ngộ tốt, bạn trăn trở liệu có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới.
Vậy, nghỉ việc khi chưa có việc mới có phải là một quyết định liều lĩnh? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Nghỉ việc khi chưa có việc phù hợp
Quyết định nghỉ việc khi chưa tìm được công việc phù hợp cho bản thân chắc chắn là một quyết định dại dột.
Nghỉ việc vốn không phải một quyết định dễ dàng, nhất là khi có nhiều vấn đề sẽ kéo theo sau đó. Từ việc lựa chọn thời điểm nghỉ việc hợp lý cho đến tìm kiếm công việc mới có môi trường làm việc, phúc lợi, đãi ngộ và lương thưởng tương xứng với khả năng của mình. Thậm chí, nếu không cẩn thận, bạn có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp dai dẳng hoặc không tìm được công việc tốt như chỗ cũ. Vì vậy, bạn cần phải tìm kiếm các cơ hội mà bạn nghĩ là sẽ phù hợp trước khi chính thức nghỉ việc.
Có nhiều người cho rằng, chuyện đi xin việc công ty khác trước khi nghỉ việc sẽ bị coi là ích kỷ. Nhưng đôi khi, nếu bạn đi phỏng vấn lúc bạn đang thất nghiệp, công ty mới có thể đánh giá năng lực bạn yếu kém hay cùng lý do tiêu cực khác. Bạn vẫn có thể tìm kiếm các cơ hội phù hợp cho bản thân trước khi quyết định từ bỏ vị trí cũ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi thẳng thắn với cấp trên về mong muốn nghỉ việc của mình. Bên cạnh đó, theo Luật Lao động Việt Nam, bạn cần báo trước 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn, và 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn (6-12 tháng). Đặc biệt, nếu bạn muốn nghỉ việc trong quá trình thử việc, bạn nên báo với bộ phận nhân sự trước 3 ngày nhé!
Nghỉ việc vì mâu thuẫn cá nhân
Khi làm việc trong môi trường công sở, bạn sẽ không thể tránh khỏi những phút giây mâu thuẫn, xung đột với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cho dù rắc rối đó có lớn ra sao, bạn vẫn phải tìm cách tháo gỡ để đảm bảo hiệu suất công việc và duy trì sức mạnh tập thể. Khả năng giải quyết mâu thuẫn cũng là một trong những kỹ năng cần thiết bạn bắt buộc phải có để làm việc nhóm hiệu quả.
Bạn không nên nghỉ việc bởi những xích mích cá nhân tủn mủn, bạn cần phải học cách đối diện với nó và giải quyết chúng triệt để. Trái đất rất tròn, sẽ ra sao nếu bạn gặp lại những người đồng nghiệp cũ ở môi trường mới? Bạn có thể sẽ phải “mang tiếng xấu” ngay tại công ty mới, và bạn lại quyết định nghỉ việc? Vòng tròn tìm việc – chán việc – nhảy việc cứ thế mà lặp đi lặp lại. Đến cuối cùng, khi quay đầu nhìn lại, bạn nhận ra chẳng có nơi nào phù hợp với bản thân mình, còn kinh nghiệm làm việc cũng chỉ lèo tèo ở con số dưới 1 năm.
Tuy nhiên, khi mối quan hệ đồng nghiệp đã rạn nứt và bạn không thể hàn gắn lại dù đã cố hết sức, thì nghỉ việc cũng là một cách để giải thoát cho bạn. Nếu như lỗi lầm không phải từ bạn, bạn thường xuyên bị những đồng nghiệp xấu tính dèm pha, đặt điều, hãm hại, thì bạn cứ thế mà “dứt áo” ra đi không luyến tiếc. Nếu miễn cưỡng ở lại, bạn sẽ chỉ nhận lấy sự tích tụ áp lực, mệt mỏi mỗi ngày mà thôi.
Nghỉ việc do chán ghét công việc tạm thời
Có nhiều nhân viên sau khi đi làm một thời gian bỗng sinh ra cảm giác chán nản, mệt mỏi với công việc hiện tại. Vậy đây có phải là lúc để chúng ta nhảy việc?
Tình trạng chán việc chỉ xảy ra trong một giai đoạn cụ thể và mang tính nhất thời. Đó có thể là khi công ty đang trong giai đoạn chuyển giao, tái cơ cấu bộ máy nhân sự, hoặc giai đoạn một năm đầu làm việc của bạn. Trong trường hợp này, rất nhiều người có tình cảnh chung là “đứng núi này trông núi nọ”.
Người sếp yêu quý của bạn vừa “dứt áo ra đi”, bạn cảm thấy hụt hẫng vì phải “ tự bơi” trong một mớ công việc không biết đầu đuôi?
Công ty bạn vừa tái cơ cấu, bạn phải nhận thêm nhiều đầu việc không mong muốn?
Tất cả các tình huống nhất thời trên đều sẽ xuất hiện ở bất kỳ môi trường làm việc của bất kỳ công ty nào. Vì thế, để phát triển sự nghiệp lâu dài và bền vững, bạn phải học cách thích nghi và chấp nhận những tình huống như vậy xảy ra.
Trong khoảng thời gian này, bạn cần nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt công việc của mình thay vì quyết định nghỉ việc ngay. Hầu hết sự đam mê và gắn bó với tổ chức sẽ được nhen nhóm và bắt đầu từ năm thứ hai trở đi. Chính vì vậy, bạn nên cho bản thân mình một cơ hội hòa nhập và thích nghi với công ty của bạn nhé!
Nghỉ việc khi chưa vững mạnh về tài chính
Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi quyết định nhảy việc chính là vấn đề tiền bạc.
Có thể nói, nỗi lo tài chính luôn là nguyên nhân khiến nhiều người chùn bước không dám nhảy việc ngay lập tức. Nếu như tài khoản hiện tại của bạn không đủ nuôi sống bạn trong nửa năm tới, có lẽ bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chính thức xin nghỉ chỗ cũ. “Cơm áo không đùa với khách thơ”, đôi khi tiền bạc và đam mê của bạn không thể song hành trên cùng một con đường.
Việc mất đi một khoản thu nhập ổn định hàng tháng sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối mà bạn không ngờ tới. Đặc biệt, không ai đoán trước được tương lai. Bạn sẽ phản ứng ra sao lỡ chẳng may gia đình bạn xảy ra chuyện lớn và bạn cần một số tiền không nhỏ để giải quyết? Khi đó, liệu số tiền tiết kiệm của bạn có đủ cho bạn sống tốt những ngày tiếp theo?
Một công việc đem lại nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Chính vì vậy, đừng từ bỏ nó một cách quá dễ dàng. Rất nhiều người cảm thấy hối hận chỉ sau hai tuần nộp đơn nghỉ việc, đơn giản vì họ nhận có nhiều lợi ích sẽ biến mất ngay khi sau thôi việc. Do đó, hãy trân trọng công việc khi nó là bước đệm tốt về tài chính và nhiều mặt để bạn theo đuổi các sở thích và đam mê của mình.
Nghỉ việc khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc
Trước khi quyết định nghỉ việc, bạn cũng nên dành thời gian để “kiểm điểm” lại chính mình. Liệu mình có đang bị “ảo mộng” về một hình mẫu công việc trong mơ không. Những người trẻ, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm luôn tự vẽ riêng những tiêu chuẩn khó tồn tại trong thực tế về hình mẫu công việc lý tưởng.
Bạn đang có gì sau khi tốt nghiệp?
Liệu kiến thức và kinh nghiệm của bạn đã đủ sức cạnh tranh trong cùng một vị trí với hàng ngàn ứng viên ngoài kia?
Liệu sau khi bỏ vị trí này, với vốn kinh nghiệm ít ỏi, bạn có “sống sót” tiếp ở vị trí công việc khác?
Lời khuyên dành cho bạn là: Hãy rèn luyện chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ hơn nữa. Ba năm đầu sau khi ra trường là quãng thời gian cần tích lũy rất nhiều: kỹ năng, kinh nghiệm, mối quan hệ. Nếu bạn cảm thấy chưa tích lũy đủ ở công việc này, hãy ở lại và tiếp tục trau dồi thêm.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn đổi việc - chuyển nghề, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo jobhopin.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Nhảy việc nhiều và những điều "đắt giá" bạn sẽ bỏ lỡ
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Ngành nào đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng?
Ngày đăng: 24/08/2022 - Lượt xem: 1608
Đại dịch Covid-19 ập đến đã để lại cho ngành khách sạn sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực, cả về chất lượng lẫn số lượng.
Xem thêm [+]Người HƯỚNG NỘI có thể làm 5 ngành nghề sau: Mức thu nhập khá ổn, thích nhất là được làm một mình
Ngày đăng: 23/08/2022 - Lượt xem: 2017
Hướng nội là một cụm từ nói về khuynh hướng sống của con người. Khuynh hướng sống đó có phần cô độc theo một số người nghĩ, cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá nhân. Người hướng nội thường hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là những thứ hình thức bên ngoài. Trong giao tiếp, họ thích nói sâu vào vấn đề hơn là nói...
Xem thêm [+]6 nghề lương cao không cần bằng cấp, vị trí thứ 3 đủ sức mua nhà sắm xe
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 6108
Nếu bạn đang muốn tìm một công việc thời gian học nghề ngắn, chi phí học thấp. Đặc biệt, sau khi ra trường tìm được việc làm ngay với mức lương ổn định, hãy tham khảo những ngành nghề dưới đây nhé!
Xem thêm [+]5 ngành nghe tên sang chảnh, điểm đầu vào cao vót nhưng khó xin việc ra trường dễ thất nghiệp
Ngày đăng: 13/08/2022 - Lượt xem: 1324
Nếu bạn đang băn khoăn tìm một công ngành nghề phù hợp ra trường dễ xin việc thì nên tham khảo những ngành khó xin việc dưới đây.
Xem thêm [+]Thể dục Thể thao học gì? Ra trường làm gì?
Ngày đăng: 10/12/2021 - Lượt xem: 8630
Lĩnh vực thể thao ngoài các vận động viên chuyên nghiệp còn cung cấp một loạt những lựa chọn nghề nghiệp, cho phép những ai yêu thể thao có thể tìm kiếm công việc ưa thích. Trong khi công việc huấn luyện và đào tạo về chuyên môn yêu cầu các ứng cử viên tham gia tích cực trong việc đào tạo thể chất và kiến thức chuyên môn, các công việc như một...
Xem thêm [+]Gen Z và văn hóa đi làm “thích thì nghỉ”: “cái tôi” cao, sớm bỏ cuộc, hay vì ngoài kia nhiều cơ hội?
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 5790
Một người bỏ việc thì có thể không đáng nói, nhưng khi rất nhiều trường hợp đại diện cho 1 nhóm người – cùng bỏ việc với 1 thái độ giống nhau, khiến người ta phải tự hỏi về văn hoá nghỉ việc của khá đông các bạn trẻ Gen Z bây giờ. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé
Xem thêm [+]Đào tạo nghề giải quyết "điểm nghẽn" nguồn nhân lực và phục hồi kinh tế
Ngày đăng: 08/12/2021 - Lượt xem: 1087
Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng, với 55 triệu lao động, nhưng "điểm nghẽn" lại chính là chất lượng nguồn nhân lực. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhập về thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Hội thảo trực tuyến: Đọc vị Xu hướng việc làm – Chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh 2022 thu hút được nhiều chú ý từ Phụ huynh Gen Z
Ngày đăng: 15/11/2021 - Lượt xem: 957
Chọn nghề thế nào để phù hợp với tính cách, đam mê? Chọn nghề thế nào để đáp ứng được xu hướng việc làm của xã hội tương lai? Cần chuẩn bị những gì để Gen Z có kỳ tuyển sinh 2022 suôn sẻ nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm trong thời gian gần đây. Để giải đáp những băn khoăn này, Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Tại sao phải căng thẳng chen chân vào đại học khi trường nghề dễ vào lại bao việc đầu ra?
Ngày đăng: 03/11/2021 - Lượt xem: 1184
Qua từng năm, tỷ lệ đối chọi để kiếm được một vị trí trong đại học ngày càng gắt gao, tình trạng điểm cao mà vẫn trượt đại học khiến nhiều người ngỡ ngàng. Điều đó khiến ta đặt ra câu hỏi rằng, liệu trường đại học có còn là lối đi duy nhất cho thanh niên để kiếm được một công việc ổn định? Hãy cùng Hướng nghiệp...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công