Đánh giá học sinh kiểu mới: Giảm áp lực điểm số hay thêm lo khi xét tuyển ĐH bằng học bạ?
Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thay đổi cách đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Teen nghĩ thế nào về những thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mình này? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Điểm số chỉ còn đóng "vai phụ"?
Trong Thông tư 22 áp dụng cho học sinh THCS và THPT, có những quy định đổi mới cụ thể như sau:
- Bỏ cách đánh giá bằng điểm số và chuyển sang cách đánh giá bằng nhận xét với một số môn học.
- Bỏ tính điểm trung bình chung các môn học.
- Xóa bỏ định kiến môn chính, môn phụ.
- Chuyển hình thức kiểm tra thường xuyên từ kiểm tra miệng hay kiểm tra giấy 15 phút sang lấy điểm bằng các sản phẩm thuyết trình hoặc dự án của học sinh
- Đánh giá rèn luyện theo các mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
- Đánh giá học lực: Học sinh Xuất sắc (6/8 môn học đạt từ 9.0 trở lên), học sinh Giỏi (6/8 môn học đạt từ 8.0 trở lên).
Bạn Thảo Nguyên (trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) ủng hộ: “Bản thân mình hoàn toàn đồng ý với quyết định này. Như vậy, các bạn có thể thoải mái phát triển những môn học là thế mạnh và sở trường của bản thân để khi lên lớp cao hơn có thể có những định hướng tốt cho tương lai. Việc xét điểm trung bình 6 môn bất kỳ thay cho việc chỉ xét mỗi môn Toán, Văn, Anh cũng mang lại sự bình đẳng hơn với các môn học, không còn tình trạng môn chính hay môn phụ”.
“Với quyết định mới, Bộ GD&ĐT cũng chuyển mới hình thức kiểm tra thường xuyên bằng kiểm tra miệng hay kiểm tra 15 phút thành các sản phẩm, dự án hay các bài thuyết trình một phần giúp các bạn học sinh tăng thêm phần tự tin và học được thêm nhiều các kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng làm việc nhóm,… đều là những kỹ năng có ích cho công việc tương lai của chúng mình” - bạn Đông Nghi (trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) chia sẻ.
Áp lực thành tích tăng hay giảm?
Bên cạnh đó, việc Bộ quyết định bỏ danh hiệu Học sinh Tiên tiến và thay vào đó là danh hiệu Học sinh Xuất sắc bên cạnh Học sinh Giỏi cũng nhận được chú ý của teen. Không ít ý kiến cho rằng, việc thay đổi danh hiệu sẽ vô tình khiến teen thêm phần áp lực rằng “phải được học sinh xuất sắc”.
Bạn Minh Phương (trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) cho rằng: “Mình thích cách Bộ GD&ĐT thay đổi thuật ngữ đánh giá từ trung bình, yếu thành đạt, chưa đạt. Tuy nhiên, việc xuất hiện thêm danh hiệu Học sinh Xuất sắc cũng khiến cho các bạn học sinh thêm phần gánh nặng, thay vì đạt được học sinh giỏi thì các bậc phụ huynh hay thầy cô cũng thúc ép các bạn nhiều hơn để đạt được học sinh xuất sắc”.
Bạn Anh Đào (trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) chia sẻ: “Thay đổi này sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc xét tuyển học bạ THPT vào đại học.”
Bạn Minh Phương (lớp 12, TP.HCM) cũng cho rằng: "Đối với học sinh lớp 12, việc tập trung vào học ba môn tổ hợp để xét tuyển học bạ đã khá mệt mỏi, vậy mà còn phải áp lực về thành tích xuất sắc và đảm bảo điểm cao ở ít nhất 6 môn nếu muốn có ưu thế về danh hiệu.”
Tuy Thông tư 22 sẽ được áp dụng dần cho các khối lớp, năm học này mới áp dụng với học sinh lớp 6 và năm tới với học sinh lớp 10 nhưng quy định về xét danh hiệu Học sinh Giỏi, Học sinh Xuất sắc dựa trên kết quả 6 môn học bị nhiều teen và phụ huynh cho rằng đi ngược lại với định hướng phân ban, nghề nghiệp ở cấp THPT.
Thầy Trần Văn Tâm (Chuyên viên Phòng Giáo dục thành phố Bà Rịa) đưa lời khuyên: “Học sinh THCS nên tập trung các môn căn bản như trước làm nền tảng, nâng cao dần mức độ phân hoá cụ thể phân ban khi lên cấp THPT tránh gây áp lực thành tích cho học sinh và một bộ phận cha mẹ học sinh đặt kỳ vọng quá cao tạo sức ép lớn lên học sinh, cấp học có nhiều thay đổi về tâm sinh lý.”
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo hoahoctro.tienphong.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Top 5 ngành học "hot" teen cuối cấp cần cân nhắc kỹ khi đặt nguyện vọng
Khi điểm chuẩn Đại học cao "ngất ngưởng": Điểm IELTS trở thành cứu cánh cho nhiều thí sinh
Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên
Gửi bạn trượt đại học: Đề thi có một đáp án còn cuộc đời có vô vàn hồi đáp
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công