Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề
TS. Trương Anh Dũng, tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, cho rằng sức ép của thời đại số hóa và toàn cầu hóa cũng tạo ra những cơ hội cho lao động Việt Nam nếu biết chủ động thích ứng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này các bạn nhé!
Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng trở lại trường sáng 1-11 - Ảnh: MINH GIẢNG
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Dũng nói: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với sự cộng hưởng của đại dịch đang và sẽ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ thị trường việc làm và người lao động.
* Ông có thể nói rõ hơn?
- Trong 5 năm tới, thời gian dành cho các công việc hiện tại của con người và máy móc sẽ bằng nhau. 84% người sử dụng lao động sẽ chuyển sang số hóa các quy trình làm việc.
Trong 10-15 năm tới, khoảng 1/3 công việc hiện tại sẽ biến đổi do tác động của CNTT, robot, tự động hóa và AI... Khoảng cách ngày càng tăng giữa các kỹ năng của lao động hiện tại và kỹ năng các doanh nghiệp cần có thể khiến 6% GDP của thế giới, tương đương 5.000 tỉ USD, bị mất mỗi năm.
Việt Nam là nước đang phát triển, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hiện chủ yếu là thâm dụng lao động giá rẻ, lao động khu vực phi chính thức rất cao nên sẽ chịu tác động nặng nề hơn trong xu thế biến mất của nhiều ngành nghề.
Thị trường lao động và việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm kỹ năng thấp/lương thấp và kỹ năng cao/lương cao. Điều này không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức, kỹ năng mới.
* Các chính sách và chương trình của Việt Nam hiện nay để lực lượng lao động thích ứng bối cảnh mới là gì, thưa ông?
- Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Về vấn đề lao động, mới đây Thủ tướng đã ban hành chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Đồng thời, Thủ tướng đã ban hành quyết định về chương trình Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và chương trình Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Các chính sách nêu trên đã nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển kỹ năng cho người lao động. Ngoài ra, các bước đi này cũng sẽ tập trung, huy động hiệu quả các nguồn lực, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo.
Hoạt động đào tạo cũng được định hướng đáp ứng nhu cầu lao động. Trước mắt, chúng ta đang cập nhật những "kỹ năng 4.0" trong 50-60 nhóm ngành, nghề được tổ chức thi kỹ năng ở khu vực ASEAN và thế giới.
Chúng ta cũng tiếp nhận chuyển giao 34 chương trình từ nước ngoài đào tạo chất lượng cao như cơ điện tử, điện tử công nghiệp, quản trị mạng máy tính, công nghệ sinh học... Trong thời gian tới, hơn 20 ngành, nghề và kỹ năng nghề mới sẽ được triển khai đào tạo, đào tạo lại gắn với chuyển đổi việc làm cho ít nhất 300.000 lao động.
* Để chủ động trong xu hướng lao động hiện nay, giáo dục nghề nghiệp cần có những chiến lược nắm bắt thời cơ như thế nào, thưa ông?
- Việc cần làm là chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề chịu tác động của cách mạng công nghiệp. Cho đến nay vẫn còn thiếu các quan sát, đánh giá cụ thể theo từng ngành nghề và sự khác biệt cần thiết trong bối cảnh mới.
Kế đó, cần đẩy mạnh thu hút và tập trung nguồn lực để thúc đẩy đào tạo - đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng với thời kỳ số hóa. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp cũng như nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm quốc tế.
Đặc biệt, trong đào tạo nhân lực cần nhấn mạnh kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, kỹ năng ngoại ngữ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thể hiện từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá.
Các chương trình giảng dạy mới sẽ bao gồm các kỹ năng thiết yếu cho lực lượng lao động trong tương lai mà máy móc công nghệ không thể thay thế như giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phản biện.
Hướng nghiệp GPO mong rằng bạn đã tích luỹ được cho mình những thông tin hữu ích qua bài viết này. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Doanh nghiệp quốc tế tìm nhân lực công nghệ thông tin từ học sinh Việt Nam
Quản trị logistics - nghề "hot" thời 4.0
Bài viết khác
Tuyển sinh 2023: Xét học bạ sớm, giành suất vào đại học
Ngày đăng: 19/05/2023 - Lượt xem: 269
Nhiều phụ huynh có con học lớp 12 đánh giá cao hình thức nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ, giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Xem thêm [+]Cẩn thận… 'trắng tay' với xét tuyển sớm
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 268
Theo quy định, trước 17 giờ 00 ngày 8/7, các cơ sở đào tạo mới phải hoàn thành công tác xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học năm 2023 tránh đi vào 'vết xe đổ'
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 247
Hiện, một số cơ sở đào tạo thông báo điểm trúng tuyển đầu vào hệ đại học chính quy bằng phương thức xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 314
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học tăng học phí: "Những con số biết nói"
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 232
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí trong năm học mới 2023-2024.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Cần cân nhắc "bài toán học phí" khi chọn ngành, chọn trường
Ngày đăng: 18/04/2023 - Lượt xem: 356
Sau 2 năm không tăng học phí do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường đại học, học viện dự kiến tăng 10-20% học phí từ năm học 2023-2024.
Xem thêm [+]Cần đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển
Ngày đăng: 18/04/2023 - Lượt xem: 281
Tính đến thời điểm này, đã có hàng loạt trường đại học (ĐH) công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Bên cạnh việc các trường giữ ổn định phương thức tuyển sinh, giảm bớt các phương thức tuyển sinh không hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh thì vẫn còn một số trường sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển, rất dễ gây nhầm lẫn.
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học công bố điểm sàn các phương thức xét tuyển sớm
Ngày đăng: 16/04/2023 - Lượt xem: 336
Thí sinh cần cập nhật điểm sàn các phương thức xét tuyển sớm của các trường đại học để tăng cơ hội trúng tuyển.
Xem thêm [+]Vừa luyện thi tốt nghiệp THPT, vừa lo thi đánh giá năng lực: Thí sinh lưu ý gì?
Ngày đăng: 12/04/2023 - Lượt xem: 397
Ngày càng nhiều các trường đại học sử dụng phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực trong tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, việc ôm đồm nhiều phương thức xét tuyển đang khiến không ít học sinh cuối cấp tăng áp lực.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học 2023: Cẩn trọng với ngành mới
Ngày đăng: 09/04/2023 - Lượt xem: 317
Những ngành nghề “hot” hoặc các ngành nghề liên quan tới lĩnh vực khoa học công nghệ luôn có sức hút lớn với thí sinh và phụ huynh trong các mùa tuyển sinh. Nắm bắt xu thế đó, năm 2023 hàng loạt các trường đại học công bố mở những ngành học mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Giữa “ma trận” thông tin tuyển sinh, áp lực chọn ngành, chọn nghề lại...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công