Doanh nhân chia sẻ bí quyết thành công với sinh viên
Sáng 9/11, tại tọa đàm ở Đại học Thành Đô (Hà Nội), chị Nguyễn Ngà, Chủ tịch công ty Bất động sản SAREPI, chia sẻ bí quyết đầu tiên để thành công là tìm và giữ vững mục tiêu của bản thân, từ đó xây dựng động lực để chinh phục.
Doanh nhân 9x kể sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó, từng đi bán rau, bán hoa quả, nhặt ve chai để giúp cha mẹ kiếm thêm thu nhập. Từ nhỏ, chị đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ bị bắt nạt vì nghèo khó, không có tiếng nói trong xã hội. Tuy nhiên, chính hoàn cảnh bất lợi đó giúp chị tìm ra mục tiêu của bản thân là trở thành người thành công để chăm lo cho gia đình.
Quá trình học đại học, chị Ngà dành nhiều thời gian học thêm các kỹ năng mềm như nói trước đám đông, quản trị cảm xúc, tư duy và tin rằng thành công chỉ là hệ quả của việc mỗi người phát triển bản thân như thế nào. Tuổi trẻ ham chơi, nhiều lúc chị cũng nghĩ "Mình sẽ chơi nốt hôm nay, chắc chắn ngày mai sẽ thay đổi", nhưng sớm nhận ra để thực hiện mục tiêu, bản thân phải giữ vững kỷ luật trong mọi tình huống, tránh để những cám dỗ ngoại cảnh làm xao nhãng.
Từ trải nghiệm cá nhân, chị Ngà khuyên sinh viên bên cạnh trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường, cần xây dựng kỹ năng mềm thông qua các khóa học, hoặc tự tìm hiểu trên Internet. Đó là cách thể hiện bản thân ra bên ngoài, giúp nhà tuyển dụng hoặc nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng, năng lực của ứng viên. Trong quá trình chinh phục thành công, sinh viên cần giữ kỷ luật và uy tín.
Ông Phạm Thanh Hưng tại tọa đàm ngày 9/11. Ảnh: Tú Anh
Đồng tình với chị Ngà, ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch tập đoàn CEN GROUP, chia sẻ từng chứng kiến không ít nhân viên trẻ mắc sai lầm do thói quen chây lười, không ngăn nắp. Nhiều người không vượt qua cám dỗ nhất thời, hoặc do quá nuông chiều bản thân, sĩ diện với mọi người xung quanh. Ngược lại, nhiều doanh nhân thành công có khả năng sắp xếp kế hoạch linh hoạt, sáng tạo.
Theo ông Hưng, trước khi xác định làm thuê hay khởi nghiệp, sinh viên nên học cách quản lý, tận dụng thời gian bằng cách hãy làm nhiều việc hơn người bình thường, giảm bớt hoạt động không cần thiết. "Nếu có thể, các bạn nên tham gia những khóa huấn luyện sinh tồn, hướng đạo sinh, trại hè quân đội... vì đó là cơ hội để rèn luyện kỹ năng mềm, học cách làm chủ bản thân", ông nói.
Đi sâu vào vấn đề làm thuê, ông Hưng kể không ít người trẻ mới đi làm đã nghĩ đến chuyện lương, thưởng hay công ty có cho đi du lịch nước ngoài hay không, nhưng đó là thứ họ muốn, không phải điều nhà tuyển dụng cần. "Khi đi xin việc, các bạn sinh viên hãy nắm rõ hai điều, một là thế mạnh của bản thân, hai là mong muốn của nhà tuyển dụng. Nếu chuẩn bị tốt hai thứ này, các bạn chắc chắn thành công", anh chia sẻ.
Để hạn chế thất bại khi khởi nghiệp, ông John Nguyễn, Chủ tịch, nhà sáng lập IWork Group, chuyên gia Master Action Coach 4.0, khuyên sinh viên nên đi làm từ một đến ba năm tại những công ty trong lĩnh vực muốn khởi nghiệp để trau dồi kinh nghiệm. Quá trình làm việc, người trẻ nên ghi nhớ "làm thuê trên tinh thần làm chủ", tức dù làm thuê nhưng đặt mục tiêu khởi nghiệp trong tương lai.
"Khi đi làm thuê, các bạn hãy trau dồi kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm, tài chính, quan hệ, để chuẩn bị tốt nhất cho câu chuyện khởi nghiệp của bản thân", ông nói.
Tú Anh - VNExpress.
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 203
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 164
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 263
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công