Đổi mới thi cần tham khảo mô hình khảo thí các nước
TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM - cho rằng trong giáo dục, công tác kiểm tra, đánh giá có tác động vô cùng lớn đến quá trình dạy và học. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Chính nói: "Nếu được định hướng đúng, thực hiện đúng, các kỳ thi sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Ngược lại nếu định hướng sai, thực hiện sai, các kỳ thi không chỉ làm giảm chất lượng dạy và học mà còn tạo ra các tác động xấu, làm giảm chất lượng và uy tín của cả hệ thống giáo dục".
Nhiều vấn đề cần làm rõ
* Theo ông, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH cần đổi mới ra sao?
- Việc đổi mới các kỳ thi cần được thực hiện một cách cẩn trọng, có tính hệ thống từ cấp quốc gia đến cấp đơn vị; cần có những phân tích, đánh giá khoa học dựa trên những số liệu, dữ kiện cụ thể, từ đó xác định những giải pháp phù hợp. Chỉ riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, 20 năm qua đã có nhiều lần thay đổi...
Nhìn lại lịch sử có thể thấy việc đổi mới công tác thi (cụ thể cho một kỳ thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Toàn ngành giáo dục cần nhìn nhận vấn đề này một cách toàn diện và hệ thống hơn.
Cần xác định rõ vai trò của kỳ thi THPT ở cấp quốc gia và của các kỳ thi đánh giá năng lực do các trường ĐH, CĐ hoặc các trung tâm khảo thí độc lập tổ chức. Từ đó xác định mô hình hệ thống, xây dựng chính sách và lộ trình triển khai phù hợp.
* Ông có thể nói rõ hơn?
- Rất nhiều vấn đề cần được làm rõ trước khi thực hiện đổi mới. Ví dụ như hệ thống khảo thí, đánh giá của Việt Nam sẽ có mô hình, cấu trúc như thế nào?
Mô hình này có tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới hay không? (mô hình phân tán với nhiều trung tâm khảo thí độc lập như tại Hoa Kỳ; mô hình tập trung với trung tâm khảo thí quốc gia tổ chức cả kỳ thi THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga).
Mục tiêu của kỳ thi THPT là gì? Đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm về đề thi? Đơn vị nào chịu trách nhiệm về tổ chức thi?
Các biện pháp bảo đảm trách nhiệm giải trình của kỳ thi? Vai trò, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của trung tâm khảo thí quốc gia là gì? Trung tâm khảo thí quốc gia tham gia vào thi THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ như thế nào?
Vai trò nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các trung tâm khảo thí độc lập, các trung tâm khảo thí thuộc các cơ sở giáo dục ĐH là gì? Cơ chế, chính sách nào cần thực hiện để bảo đảm sự phát triển của các trung tâm này đồng thời để giám sát, đánh giá, kiểm định các trung tâm...?
TS Nguyễn Quốc Chính - Hướng nghiệp GPO
"Tuyển đủ" chứ chưa "tuyển đúng"
* Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH trong công tác tuyển sinh đã được xác định rõ trong Luật giáo dục ĐH. Theo ông, để có thể phân loại và tuyển chọn thí sinh phù hợp, các trường ĐH, CĐ nên tuyển sinh theo phương thức nào?
- Trong thực tế, các trường đã vận dụng đầy đủ quyền tự chủ trong tuyển sinh thể hiện qua việc đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh (xét kết quả phổ thông, kỳ thi đánh giá riêng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả THPT quốc tế...).
Khi thực hiện tuyển sinh, các trường luôn quan tâm đến hai vấn đề. Một là tuyển đủ chỉ tiêu, hai là tuyển đúng người học có năng lực tốt và phù hợp với ngành nghề đào tạo. Trong hai vấn đề này thì "tuyển đủ" là việc dễ làm hơn là "tuyển đúng".
Với đa số các trường "tuyển đủ chỉ tiêu" là mục tiêu được ưu tiên thực hiện, "tuyển đúng" là mục tiêu phấn đấu lâu dài. Đa số các trường sẽ vận dụng quyền tự chủ của mình để tuyển đủ.
Những phương án kỹ thuật mà toàn ngành giáo dục áp dụng, sửa đổi, cải tiến, đổi mới trong suốt giai đoạn vừa qua cũng chủ yếu hướng đến việc giúp các trường tuyển đủ chỉ tiêu.
Để giúp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp giúp các trường "tuyển đúng".
Việc "tuyển đúng" sẽ thuận lợi khi có các điều kiện: đa số người học tốt nghiệp THPT có năng lực cao, đáp ứng được những yêu cầu học tập ở bậc ĐH.
Các thang đo chính xác, có tính giá trị và có độ tin cậy cao được sử dụng trong quá trình học phổ thông, thi tốt nghiệp THPT, thi đánh giá năng lực tại các trường ĐH, CĐ hay tại các trung tâm khảo thí độc lập. Thông qua đó các trường ĐH, CĐ có thể phân loại và tuyển chọn thí sinh phù hợp.
* Ông đánh giá thế nào về vai trò của các kỳ thi trong công tác tuyển sinh ĐH hiện nay?
- Vai trò của kỳ thi THPT, kỳ thi đánh giá năng lực rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các kỳ thi không chỉ là công cụ giúp xét tốt nghiệp THPT hay giúp tuyển sinh ĐH, CĐ mà còn đóng vai trò định hướng học tập cho học sinh phổ thông.
Thực tế giáo dục tại Việt Nam (cũng như tại đa số các nước trên thế giới) cho thấy các kỳ thi luôn có tác động rất lớn đến quá trình dạy và học. Tình trạng "thi gì học nấy" đã trở thành thực tế phổ biến trong các trường học.
Do đó nếu các kỳ thi được thiết kế một cách khoa học: kỳ thi THPT đánh giá đúng được mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; kỳ thi đánh giá năng lực đánh giá đúng được những năng lực cần thiết để học ĐH thì sẽ giúp quá trình dạy và học trong trường phổ thông được thực hiện đúng bản chất, giúp người học phát triển được toàn diện cả kiến thức, kỹ năng, năng lực vận dụng những kiến thức và kỹ năng đó một cách tự chủ và có trách nhiệm.
"Thi thật" sẽ tạo cơ sở cho "học thật"
* Vậy ngành giáo dục nên làm gì với các kỳ thi, thưa ông?
- Vấn đề quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam bây giờ không phải là cải tiến công tác tuyển sinh ĐH, CĐ mà là nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Để làm được việc này cần thực hiện đồng bộ các công tác về xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp dạy/học/kiểm tra đánh giá, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng.
Trong số những công tác này thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là công tác dễ thực hiện nhất, nhưng lại có tác dụng nhanh nhất, trực tiếp nhất tới các công tác khác.
Trong ba mục tiêu "học thật, thi thật, nhân tài thật" thì "thi thật" là mục tiêu cần được thực hiện đầu tiên.
Thực tế đã chứng minh ở bất cứ một nền giáo dục nào từ tiên tiến đến lạc hậu, quá trình học tập và giảng dạy luôn được/bị định hướng bởi phương pháp kiểm tra đánh giá.
Việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học chỉ thực sự có hiệu quả khi có phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp giúp đánh giá được chính xác mục tiêu đào tạo và các chuẩn đầu ra của chương trình, đồng thời bảo đảm được tính công bằng, minh bạch. "Thi thật" sẽ định hướng và tạo cơ sở cho "học thật" và giúp hình thành "nhân tài thật".
Để bảo đảm "thi thật" cần thực hiện tốt cả công tác về đề thi và tổ chức thi. Với kỳ thi THPT, việc thiết kế đề thi cần được cải tiến toàn diện để giúp đánh giá được các chuẩn đầu ra cả về kiến thức và kỹ năng của chương trình THPT. Đề thi trong các năm qua chủ yếu tập trung đánh giá khả năng nhớ và thuộc kiến thức trong khi chưa đánh giá được khả năng vận dụng, phân tích, đánh giá kiến thức.
Ngoài ra, những năng lực cơ bản của người tốt nghiệp THPT (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội...) cũng chưa được đề cập đến trong đề thi.
Trong bối cảnh Việt Nam, việc phân cấp cho các địa phương tổ chức kỳ thi THPT cần được giám sát chặt chẽ. Trách nhiệm giải trình của các công tác, từ xây dựng câu hỏi đến tổ chức thi, sử dụng kết quả thi cần được thực hiện đầy đủ.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo tuoitre.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chuyên gia lý giải tại sao ngành marketing lại lấy điểm trúng tuyển cao nhất
Xếp hạng những ngành 'hot' điểm cao nhất năm 2021
Chương trình liên thông tại Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội
Trường trung cấp, cao đẳng có thể cho thi tốt nghiệp kiểu trực tuyến
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 80
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 59
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 76
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 90
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 206
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 184
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 182
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 218
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 199
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 160
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công