Đổi mới thi tốt nghiệp, tuyển sinh: Nên có tiêu chí phụ để xét tuyển
Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2022. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ GD&ĐT nên đánh giá toàn diện kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và nếu các trường đại học vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp thì nên có tiêu chí phụ để tuyển được thí sinh phù hợp.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, có ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có điểm bất thường, nên cần Bộ GD&ĐT thanh tra hậu kiểm.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hai đợt của kỳ thi với nhiều yêu cầu nghiêm ngặt về phòng chống dịch, nên sự tham gia của các trường đại học (ĐH) giám sát khâu tổ chức thi, Bộ GD&ĐT giám sát khâu chấm thi có phần hạn chế. Ông Vinh cho rằng, Bộ GD&ĐT cần tổ chức chấm thẩm định kết quả bài thi của thí sinh ở một số địa phương để đánh giá tình hình, xem có đủ căn cứ để giao tiếp kỳ thi này cho địa phương hay không.
Theo TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục ĐH, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các trường ĐH đã gia tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ, kết quả học bạ… Nhưng cũng vì vậy dẫn đến hai hệ quả là điểm chuẩn một số ngành đột biến tăng cao và nhiều trường ĐH có vẻ hụt hơi khi công bố xét tuyển bổ sung ngay sau khi có kết quả lọc ảo đợt 1 của Bộ GD&ĐT.
Theo ông Phương, điều này bộc lộ sự khập khiễng giữa các phương thức xét tuyển. Cụ thể, phần lớn thí sinh có học lực trung bình khá trở xuống lựa chọn phương thức xét kết quả học bạ nên an toàn. Chỉ tiêu còn lại dành cho các thí sinh lựa chọn phương thức xét điểm thi.
Trong khi đó, đề thi không phân hóa, kết quả thi cao, thí sinh có phần ảo tưởng, lại được phép điều chỉnh nguyện vọng nên thí sinh tập trung vào ngành nóng dẫn đến tình trạng điểm cao vẫn trượt nguyện vọng yêu thích, ông nói.
Theo TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục ĐH, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, năm 2021, các trường ĐH đã chủ động đa dạng hóa phương thức xét tuyển, không hoàn toàn phụ thuộc kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Để xét tuyển sát thực tế hơn
TS Phương cho rằng, nếu các trường ĐH vẫn tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp phải có tiêu chí phụ để tuyển được thí sinh phù hợp.
Theo ông, phương thức sử dụng kết quả học bạ để xét tuyển sẽ loại trừ được yếu tố ngẫu nhiên khi chỉ có một kỳ thi, như ốm đau, tai nạn giao thông, dịch bệnh... Tuy nhiên, cũng có yếu tố ảnh hưởng kết quả này nên cần tìm cách loại trừ và phải có tiêu chí xét tuyển bổ sung.
TS Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính, nhận định, 1-2 năm tới, việc xét tuyển dựa vào học bạ và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức tuyển sinh chính của các cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên, tỷ trọng sử dụng các phương thức xét tuyển tuỳ thuộc vào từng trường.
Dự báo, phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm dần. Điều quan trọng là cơ sở giáo dục cũng cần ổn định phương thức tuyển sinh trong vòng 3 năm. Theo đó, các trường có thể đăng ký với Bộ GD&ĐT từ 3-4 phương thức tuyển sinh, nếu có thay đổi thì phải có “dự lệnh” và thông báo trước một năm.
Ông Tùng tán thành với khuyến cáo của Bộ GD&ĐT về việc các trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao có thể chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển; sau đó, cần có thêm hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn. Theo đó, những trường này có thể kết hợp với nhau tạo thành nhóm xét tuyển.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Ngoại thương, cho hay, mùa tuyển sinh năm 2021, trường đã tuyển sinh theo 6 phương thức khác nhau và phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 30% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Đối với tuyển sinh năm 2022, quan điểm của Trường ĐH Ngoại thương là giữ ổn định phương án tuyển sinh như những năm trước; nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT có thay đổi, trường mới có phương án điều chỉnh. Dự kiến, khoảng tháng 3/2022, trường sẽ công bố phương án tuyển sinh. Trường có thể sẽ công bố phương thức tuyển sinh sơ bộ trước đó khoảng 1-2 tháng.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Yến Nhi
Theo tienphong.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ngành 'hot' của nhiều trường ĐH thời công nghệ số
Thi tốt nghiệp THPT có thể diễn ra nhiều lần trong năm
Những chính sách mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 10/2021?
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 47
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 177
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công