Đón đầu kỳ tuyển sinh Đại học 2022: 'La bàn tuyển sinh' cho hội 2K4 nhiều tâm tư
Dư âm của mùa tuyển sinh Đại học năm 2021 với bao biến động về phương thức xét tuyển, điểm chuẩn tăng sốc khiến hội sĩ tử năm tới không khỏi lo lắng. Teen 2K4 phải làm gì để chuẩn bị sẵn sàng trước mọi kịch bản, vững vàng tâm lý trước những thay đổi? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Thấp thỏm trước biến động điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong đợt 1 xét tuyển sinh ĐH năm nay, có tới 265 nhóm ngành tăng mức điểm chuẩn từ 5 điểm trở lên, 30 nhóm ngành có mức điểm chuẩn tăng từ 9 - 11 điểm. Biên độ điểm chuẩn “nhảy nhót sôi động” nhất phải kể đến nhóm ngành Kỹ thuật và Công nghệ (với 70 mã ngành tăng điểm chuẩn từ 5 điểm trở lên), tiếp đến là các nhóm ngành như Kinh doanh, Kinh tế…
Đáng chú ý là ngành Sư phạm năm nay điểm chuẩn cũng tăng vọt so với năm 2020. Trái với dự đoán của nhiều người về việc giới trẻ ngày nay không mấy mặn mà với nghề giáo, thống kê sơ bộ lại cho thấy, điểm chuẩn ngành này tại các cơ sở đào tạo năm nay tăng từ 2 - 10 điểm so với năm trước. Đây là mức tăng nhiều nhất sau nhiều năm ngành sư phạm ở nhiều trường có điểm chuẩn khá thấp. Điểm chuẩn cao chót vót đã vượt dự kiến, tính toán của nhiều thí sinh, khiến không ít teen dù điểm cao vẫn không trúng tuyển vào nguyện vọng nào.
Thực tế, kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua đã diễn ra rất căng thẳng, vất vả do vừa phải thực hiện ở quy mô kỳ thi quốc gia, vừa phòng chống dịch bệnh. Đề thi có mức độ giảm tải nhất định để phù hợp với điều kiện học tập của thí sinh sau quãng thời gian dài không được đến trường mà phải thay bằng phương pháp dạy - học trực tuyến. Tuy nhiên, cũng vì thế mà kết quả thi khá cao và điểm chuẩn tăng đột biến khiến dư luận hoang mang, nhất là với teen 2K4 chuẩn bị thi ĐH vào năm kế tiếp.
Đầu tháng 10 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Theo đó, kỳ thi cơ bản giữ ổn định như năm 2021 nhưng tăng cường phân cấp cho địa phương, thích nghi với bối cảnh dịch bệnh. Các tỉnh, thành sẽ chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương theo khung thời gian do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh ở địa phương. Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12; không bao gồm các nội dung được tinh giản nhằm phục vụ dạy và học ứng phó. Đáng chú ý, lần đầu tiên Bộ đã khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn. Điều đó có nghĩa là, chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên xét điểm thi tốt nghiệp THPT có thể tiếp tục thu hẹp hơn nữa, điểm chuẩn khả năng vẫn ở mức cao.
Lạc giữa “rừng” phương thức xét tuyển
Khi đề thi tốt nghiệp THPT không còn đủ tính phân loại để xét tuyển ĐH, thời gian tổ chức thi thì phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh, đa số các trường ĐH đã cắt giảm dần chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các phương thức khác như xét điểm học bạ, tuyển thẳng... Có trường áp dụng cùng lúc tới 6 phương thức xét tuyển, có trường lại tổ chức thêm kỳ thi tuyển sinh riêng như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Việt - Đức, Học viện Báo chí và Tuyên truyền… Riêng việc phải làm quen dần với một loạt phương thức từ xét tuyển đến thi tuyển của các trường ĐH cũng đủ khiến teen 2K4 “rối não”.
Teen cần đặc biệt lưu ý đọc kỹ các quy định về phương thức xét tuyển để tránh nhầm lẫn, dẫn đến mất cơ hội trúng tuyển. Đơn cử như cùng là hình thức xét học bạ THPT nhưng có trường sẽ xét điểm lớp 11 và 12, trường lại xét điểm trung bình của cả 3 năm, trường lại chỉ xét học bạ của học sinh trường chuyên, các trường THPT lọt Top 100 hoặc Top 200 cả nước.
“La bàn tuyển sinh” cho hội 2K4
Chọn phương thức xét tuyển thông minh, thay đổi để thích ứng: Khi tham gia xét tuyển học bạ, teen đã chủ động được điểm số xét tuyển của mình, vì ngay từ bây giờ chúng mình đã có thể tính toán và đặt lộ trình cho điểm tổng, cũng như chủ động lựa chọn ngành học phù hợp. Ngoài ra, teen lưu ý dùng thêm đồng thời cả các phương thức xét tuyển khác để tăng khả năng trúng tuyển.
Tư vấn tuyển sinh online, nghe 1 tìm hiểu 2: Trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, hầu hết các trường ĐH đều sẽ áp dụng tư vấn tuyển sinh online, thậm chí mở rộng hình thức nhập học trực tuyến. Tuy nhiên, đừng quên nghe phải đi kèm với kiểm chứng, hãy tìm hiểu thêm thông tin và xin review, kinh nghiệm từ các anh chị đi trước để có những đánh giá khách quan hơn trước khi nộp hồ sơ nha.
Cân nhắc ứng tuyển bằng chứng chỉ Tiếng Anh: Một số trường ĐH năm nay đã quy đổi điểm IELTS để xét tuyển, song mỗi trường lại có cách tính khác nhau. Để có thể đạt được nguyện vọng như mong muốn, teen cần phải rất lưu ý về phương thức tuyển sinh của các trường và cách thức quy đổi này.
Lưu ý khi thay đổi nguyện vọng trực tuyến: Để tránh nhầm lẫn hay sơ suất đáng tiếc khi lựa chọn nguyện vọng hoặc thay đổi nguyện vọng trực tuyến, teen cần lưu ý nguyên tắc 3 ưu tiên. Cụ thể, ưu tiên ngành học thích nhất, ưu tiên trường ĐH phù hợp năng lực nhất và ưu tiên xét điểm tổ hợp môn có điểm thi cao nhất. Việc chọn ngành học chính xác vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp bạn đủ kiên nhẫn và yêu thích để hoàn thành 4 năm ĐH và lộ trình nghề nghiệp sau này.
Chúc 2K4 có một mùa ôn luyện hiệu quả và sẵn sàng cho kỳ thi quan trọng phía trước nhé!
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo baomoi.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Các trường ĐH tính toán tuyển sinh ra sao trong năm 2022?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 108
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công