Đón đầu kỳ tuyển sinh Đại học năm 2022: Hội 2K3 “mách nước” bí kíp vượt vũ môn
Kỳ tuyển sinh Đại học 2021 vừa qua chứng kiến rất nhiều biến động, thay đổi mới mẻ so với những năm trước và những bí kíp từ các tiền bối vừa vượt vũ môn thành công sẽ giúp ích đáng kể cho các hậu bối. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Chọn ngành học chứ không chọn trường
Khi chọn trường đại học, teen thường có xu hướng lựa chọn những trường danh tiếng để cảm thấy an tâm về chất lượng đào tạo thay vì ưu tiên xác định ngành học mình yêu thích là gì. Điều đó phần nào dẫn đến hiện tượng trong kỳ tuyển sinh 2021, nhiều sĩ tử đặt nguyện vọng vào hàng loạt ngành trong cùng một trường top để rồi… rớt tất cả do điểm chuẩn cao. Trong khi với số điểm đạt được từ kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc bằng phương thức xét tuyển khác, các bạn hoàn toàn có thể chọn một ngôi trường có thế mạnh đào tạo ngành đó nhưng điều kiện xét tuyển lại thấp hơn nhiều.
Bởi vậy, theo bạn Nguyễn Song Thái Phan (tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội), các bạn tham dự kỳ thi năm sau nên thay đổi cách suy nghĩ, “chọn ngành học chứ không phải chọn trường”.
Bạn Nguyễn Song Thái Phan (tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội)
Thái Phan chia sẻ: “Mình đã xác định rõ mong muốn được học tập, nghiên cứu những ngành học liên quan đến Y hoặc công nghệ sinh học, kỹ thuật sinh học. Bởi vậy, mình đặt nguyện vọng 1 là Đại học Y Hà Nội và các ngành, trường Y khác thấp điểm hơn. Đồng thời mình cũng tham gia vào kỳ thi xét tuyển riêng của Đại học Bách khoa Hà Nội ngành Kỹ thuật sinh học.
Khi biết điểm thi THPT Quốc gia, mình cũng có sắp xếp lại thứ tự các nguyện vọng theo điểm chuẩn từ cao xuống thấp. Thế nhưng nhận thấy khả năng đỗ trường nguyện vọng 1 không nhiều, mình quyết định chọn nhập học theo phương thức xét tuyển tài năng của Đại học Bách khoa. Mình nghĩ khi mà không chắc chắn thì nên chọn phương án an toàn, theo học tại ngôi trường có thể không phải đích đến đầu tiên nhưng vẫn có chất lượng đào tạo tốt và được học ngành mình thích”.
“Biết mình biết ta” để chọn phương thức xét tuyển phù hợp
Điểm chuẩn của nhiều trường, nhiều ngành năm nay tăng mạnh khiến những bạn lựa chọn phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT bỗng chốc “gặp khó”, nhiều bạn thậm chí chỉ cách ngôi trường mình mơ ước 0,1 điểm trúng tuyển. Trong bối cảnh đó, phương án xét tuyển thẳng, xét tuyển bằng học bạ hay chứng chỉ quốc tế trở thành lựa chọn “ghi điểm”, khi vừa giúp giảm áp lực thi cử, đồng thời có thể tăng tỷ lệ trúng tuyển bởi số lượng chỉ tiêu cho phương thức này tại nhiều trường đại học còn nhiều hơn phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT.
Bạn Nguyễn Phương Ngân (Tân sinh viên Học viện Ngoại giao) cho biết: “Mình và nhiều bạn trong lớp đã tận dụng khá nhiều phương thức xét tuyển khác này để đăng ký vào ngành học mong muốn và cảm thấy rất may mắn vì đã chọn đúng. Bởi nếu dựa theo kết quả thi THPT thì mình và các bạn có lẽ không thể trúng tuyển vào ngành đó do điểm chuẩn năm nay quá cao”.
Bạn Nguyễn Phương Ngân (Tân sinh viên Học viện Ngoại giao)
Bên cạnh đó, cũng theo chia sẻ của Phương Ngân, dù lựa chọn phương thức nào, teen cũng nên có chiến thuật phù hợp để giảm sự cạnh tranh và tăng cơ hội trúng tuyển cho bản thân.
“Bạn cần tìm hiểu kỹ phương thức và điểm chuẩn xét tuyển của trường, ngành mình yêu thích trong vòng 4 năm trở lại đây. Đồng thời, tính điểm học bạ của bản thân theo công thức trường đưa ra để xem phương thức nào có lợi nhất, từ đó xem xét đặt nó lên nguyện vọng 1 để tăng tỷ lệ đỗ.
Thứ hai, bạn nên xác định lợi thế của mình so với các bạn khác cũng lựa chọn phương thức xét tuyển đó là gì. Ví dụ như mình đã quyết định nộp hồ sơ với nguyện vọng 1 là tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh riêng của Học viện Ngoại giao. Đề án này bao gồm việc xét tuyển với đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT, đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT là học sinh trường chuyên và trường trọng điểm quốc gia. Với mỗi hình thức lại có những tiêu chí riêng về điểm học bạ, điểm các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, HSK,...
Tuy vậy, mình nhận thấy là học bạ của mình không đủ đẹp để có thể “chọi” với những bạn học siêu giỏi ở hình thức xét tuyển đối tượng là học sinh THPT, nên mình lựa chọn một đối tượng hẹp hơn là “học sinh trường chuyên”. Ở hình thức này, mình tiếp tục thấy học bạ vẫn không phải là lợi thế nên lựa chọn phương án lấy chứng chỉ quốc tế để “chiến đấu”, vì chứng chỉ của mình trong bảng quy đổi quốc tế cao hơn mức điểm yêu cầu trường đưa ra”, Phương Ngân cho biết thêm.
Đầu tư chứng chỉ ngoại ngữ và làm đẹp học bạ
Bạn Dương Quốc Trung (Tân sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ: “Trong kỳ thi năm nay, việc có chứng chỉ tiếng Anh sẽ mang lại lợi thế lớn cho nhiều bạn bởi hầu hết các trường đều có phương thức xét tuyển sử dụng chứng chỉ này. Mình cũng nghĩ rằng các chứng chỉ quốc tế như IELTS sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn trong những năm tới nên các bạn khóa sau cần phải rèn luyện để có thể đạt được số điểm cao nhất, từ đó gia tăng tỷ lệ trúng tuyển”.
Bạn Dương Quốc Trung (Tân sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội)
Với những kinh nghiệm tích lũy từ việc tham gia kỳ thi năm nay, bạn Thái Phan nhắn nhủ teen nên chú ý đầu tư “làm đẹp” học bạ của mình ngay từ năm lớp 10, bởi đó là “phương án dự phòng” phổ biến và thuận lợi nhất bên cạnh việc xét tuyển bằng điểm thi THPT.
“Ngoài ra, nếu có thể cân bằng thời gian, các bạn khóa sau có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, các CLB để vừa thư giãn, vừa khiến hồ sơ của mình có ưu thế hơn. Ví dụ như bạn mình đạt danh hiệu học sinh 5 tốt nhờ việc học tập và tham gia tích cực các phong trào của trường, lớp, vì thế được cộng thêm điểm vào hồ sơ và tăng cơ hội trúng tuyển”, Thái Phan chia sẻ thêm.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo hoahoctro.tienphong.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Các trường ĐH tính toán tuyển sinh ra sao trong năm 2022?
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 68
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 55
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 76
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 90
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 205
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 184
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 182
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 218
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 199
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 160
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công