Đón đầu kỳ tuyển sinh Đại học: Những mốc thời gian vàng cho "đường đua" Đại học 2022
Rút kinh nghiệm từ đợt tuyển sinh nhiều cú twist của hội tiền bối, không ít sĩ tử đã bắt tay vào tìm hiểu các phương án tuyển sinh để kịp lựa chọn lộ trình phù hợp cho thành tích và khả năng cá nhân. Hành trang không thể thiếu của bạn lúc này là một timeline ghi lại mốc thời gian trọng tâm của mỗi phương án tuyển sinh, từ đó chuẩn bị sẵn sàng nếu có tình huống… “quay xe”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Làm “thẻ xanh” cho học bạ
Năm 2021 được cho là chứng kiến quyền lực “lên ngôi” của những cuốn học bạ, khi phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học bạ chiếm tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh đáng kể của các trường (trung bình vào khoảng 30%, thậm chí có trường chiếm tới 65% chỉ tiêu như ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM).
Không chỉ vậy, các thí sinh lựa chọn xét tuyển học bạ đều “hạ cánh” khá an toàn tại “làng” Đại học, trong khi điểm chuẩn xét điểm thi THPT tăng mạnh khiến nhiều bạn chật vật cạnh tranh nhất là tại các ngành, trường hot nơi điểm chuẩn vượt 27 điểm ba môn. Trong tình hình năm học 2021 - 2022 tiếp tục bị ảnh hưởng lớn do dịch bệnh, phương thức xét tuyển học bạ chắc chắn vẫn sẽ được “trọng dụng” do tính ổn định, tin cậy. Và để giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh xét tuyển học bạ, bạn cần đặc biệt lưu ý các mốc thời gian sau:
- Mốc thời gian #1: Thi học kỳ I
Học kỳ I, đặc biệt là kỳ thi học kỳ I sắp tới cực quan trọng với những bạn dự định tham gia “đường đua” này. Phần lớn các trường ĐH đều tính điểm xét tuyển bằng kết quả của 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12). Kết quả năm học lớp 10 - 11 không thể thay đổi, vậy nên thành tích học kỳ I lớp 12 sẽ được teen dồn toàn bộ công sức để kéo điểm. Dù mỗi trường sẽ có công thức tính điểm xét tuyển học bạ riêng, nhưng điều bạn cần nhất lúc này không phải là dò đoán cách tính của mỗi trường, mà là chuẩn bị một hồ sơ học bạ chất lượng. Không chỉ học đều các môn, teen cần xác định khối thi của mình để tập trung kéo cao điểm số của nhóm môn đó, trong trường hợp trường bạn đăng ký chọn cách tính Tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển.
- Mốc thời gian #2: Tháng 3, 4, 5
Đây là thời điểm các trường bắt đầu thu hồ sơ xét tuyển học bạ (đợt 1). Lúc này, bạn có thể lên danh sách những ngôi trường mình muốn theo học, tìm hiểu xem trường có phương án tuyển sinh bằng học bạ hay không, hồ sơ cần những gì và khi nào là hạn nộp. Theo năm 2021, một số trường có thể triển khai phương án này từ rất sớm. Chẳng hạn như Đại học Điện lực (Hà Nội) đã bắt đầu thu hồ sơ từ ngày 25/1, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM thu hồ sơ từ ngày 1/3… Teen cần chú ý để tránh bỏ lỡ thời gian nộp hồ sơ, bởi không phải trường nào cũng mở đợt xét tuyển học bạ lần 2 đâu nhé!
Kỳ thi tốt nghiệp là cuộc chiến dài hơi
Toàn cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 là chắc hẳn là một trải nghiệm khó quên với các bạn 2K3, khi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc vì đề thi dễ, nhưng cánh cổng vào Đại học lại quá gian nan. Dù vậy, kỳ thi tốt nghiệp vẫn là “tấm vé” được rất nhiều thí sinh lựa chọn. So với các phương án xét tuyển khác, quả ngọt từ kỳ thi chung tới chậm nhất, cũng là chặng đường dài hơi nhất của teen.
- Mốc thời gian #1: Tháng 4
Hai năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến tiến độ năm học kéo dài, thời gian công bố đề thi minh họa cũng vì thế mà rơi vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4. Dù teen vẫn hay đùa rằng bộ đề thi này chỉ mang tính chất “minh họa”, nhưng đây cũng là một cơ sở để bạn nắm được cấu trúc đề và độ khó, từ đó thay đổi cách ôn thi cho phù hợp. Bên cạnh đó, xuyên suốt năm học, teen cũng cần phải chú ý đến những thông báo thay đổi từ Bộ GD&ĐT.
- Mốc thời gian #2: Tháng 6, 7, 8
Ba tháng cuối trước khi bắt đầu kỳ thi chung được coi là thời gian cao điểm, các sĩ tử chuyên tâm ôn thi để đạt thành tích tốt nhất. Thời điểm này thường không xảy ra thay đổi về đề thi, nhưng cũng chính là lúc hội teen bị bủa vây bởi một loạt tin đồn đoán nội dung đề, đoán mức khó - dễ. Vậy nên điều quan trọng nhất ở thời điểm này là trang bị kiến thức và sức khỏe, thay vì “theo đuổi” những dự đoán tràn lan trên mạng xã hội.
Ngay sau khi kỳ thi chung kết thúc, teen sẽ bắt tay ngay vào “nhiệm vụ” chọn trường, điền nguyện vọng. Rút kinh nghiệm từ hội tiền bối, bạn nên cân nhắc thật kỹ mức điểm của mình so với phổ điểm chung, sắp xếp nguyện vọng thông minh để tránh chuyện “26, 27 điểm vẫn trượt Đại học”.
Săn học bổng các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không ít học sinh 2K3 lựa chọn các trường có chương trình đào tạo quốc tế như ĐH RMIT, ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV), VinUniversity… thay vì đi du học. Đây cũng là một lựa chọn phù hợp khi teen muốn theo học trong môi trường giáo dục quốc tế. Nếu bạn vẫn nghĩ rằng trường quốc tế cần học sinh, nên chuyện giành được suất học “dễ như ăn kẹo”, vậy thì bạn đã lầm to rồi đó! Đặc biệt để giành một suất học bổng của các chương trình/ trường quốc tế nhằm giảm đi gánh nặng học phí “khủng”, teen phải chuẩn bị rất nhiều từ rất sớm.
Mốc thời gian quan trọng: Từ tháng 3 đến tháng 5
Các trường Đại học quốc tế đều có timeline nhận hồ sơ riêng và chia thành nhiều đợt, nhưng hầu hết sẽ kết thúc trước tháng 6, bạn sẽ biết kết quả tuyển sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành chủ nhân học bổng hoặc trúng tuyển vào những ngôi trường “khó tính”, bạn phải trau chuốt hồ sơ của mình từ điểm trung bình chung (GPA), bộ sưu tập các chứng chỉ (certificate) và quan trọng nhất là bài luận.
Bài luận chỉ khoảng 500 từ, nhưng hội tiền bối chia sẻ rằng sẽ mất khoảng 2-3 tháng để thực hiện, vì đây là yếu tố then chốt giúp bạn ghi điểm trong mắt ban tuyển sinh, đặc biệt với những bạn chưa kịp “nâng cấp” GPA của mình. Yêu cầu apply học bổng thường khá phức tạp, bạn nên chuẩn bị ngay từ học kỳ I để kịp nộp vào các đợt thu hồ sơ sớm (early bird) của trường (nếu có).
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo hoahoctro.tienphong.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Các trường ĐH tính toán tuyển sinh ra sao trong năm 2022?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công