Đột phá truyền thông về giáo dục nghề nghiệp: Không gì hơn nghe, nhìn từ “người thật, việc thật”
Đối với vấn đề học nghề, nhận thức của xã hội đối với học nghề, dạy nghề chưa thực sự được xã hội coi trọng là thách thức lớn nhất. Từ đây đặt ra yêu cầu phải có sự đột phá về truyền thông trong giáo dục nghề nghiệp để người học và gia đình họ lựa chọn học nghề là kênh đầu tiên khi tiếp cận với hướng nghiệp. Thực tế cho thấy, đối với người còn phân vân không gì hơn là nghe, nhìn từ “người thật, việc thật”. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông tin này nhé!
Tại các quốc gia có thế mạnh về dạy nghề và học nghề như Anh, Đức, Hàn Quốc, Australia mô hình Đại sứ kỹ năng nghề đã phát triển thành công nhiều năm. Năm 2020, chương trình Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam bắt đầu được khởi động nhằm mục đích đề cao giá trị của người lao động có kỹ năng nghề, tuyên truyền, tôn vinh về giá trị, vai trò của giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề trong tình hình mới để góp phần làm tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia…
Năm 2020 đã có 10 cá nhân được lựa chọn Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam. Họ là các cựu thí sinh có thành tích xuất sắc tại kỳ thi kỹ năng nghề quốc tế: giành từ huy chương đồng trở lên đối với kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN, giành từ chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc trở lên đối với kỳ thi Kỹ năng nghề châu Á và thế giới. Bên cạnh đó, người lao động có trình độ kỹ năng nghề nghiệp cao hoặc có chứng nhận kỹ năng nghề từ bậc ba trở lên theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, đồng thời có thành tựu nổi bật, thành đạt, nổi tiếng trong cuộc sống và hoạt động xã hội nghề nghiệp, có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, có đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của xã hội. Ngày 14/7/2021, tại Diễn đàn quốc tế về tương lai Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVDI và Cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng đã trao Quyết định bổ nhiệm 10 Đại sứ kỹ năng nghề Việt Nam năm 2021, trong đó có 3 Đại sứ là nữ.
Muốn giúp nhiều người chọn đúng lối đi hướng nghiệp
Nhữ Thị Phương là 1 trong 10 Đại sứ nghề năm 2021 vừa được bổ nhiệm. Hiện Nhữ Thị Phương là giảng viên môn Nghiệp vụ nhà hàng và Nghiệp vụ pha chế đồ uống, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
Nhữ Thị Phương tại Kỳ thi tay nghề ASEAN năm 2012 - Hướng nghiệp GPO
Chục năm về trước, trước khi được chọn là Đại sứ nghề, Phương không thể nghĩ mình sẽ có ngày hôm nay. Tốt nghiệp THPT năm 2009 ở quê nhà Bắc Giang, Phương ban đầu cũng chọn học đại học để trở thành sinh viên như đa số bạn bè cùng thời. Nhưng kết quả thi đại học năm ấy không như mong muốn làm Phương hụt hẫng. Phân vân giữa con đường ôn lại sang năm thi tiếp hay đi học nghề, cuối cùng Phương quyết định chọn học nghề bởi một lý do đơn giản: không bỏ lỡ mất một năm tuổi trẻ và đại học cũng không phải con đường duy nhất để thành công từ gương nhiều người đi trước.
Vốn yêu thích du lịch, Phương quyết định đăng ký học nghề Quản trị khách sạn của Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng. “Bài học kỹ năng nghề đầu tiên tôi được học là trải khăn bàn và gấp khăn ăn. Chỉ đơn giản là chiếc khăn vuông nhưng biến tấu ra nhiều hình khác nhau, vừa giữ gìn vệ sinh cho khách vừa trang trí bàn ăn cực đẹp. Từ đó tôi có đam mê và quyết tâm chinh phục nghề ở những kỹ năng khác nữa” - chia sẻ với truyền thông tại thời điểm được bổ nhiệm Đại sứ nghề Phương cho biết.
Rồi cứ thế, cùng với đam mê và quyết tâm chinh phục nghề nghiệp, chỉ sau 3 năm học nghề, Phương vượt qua các kỳ thi kỹ năng nghề cấp trường, cấp thành phố, quốc gia. Phương giành giải Nhì Kỳ thi tay nghề Quốc gia năm 2012, cũng trong năm đó tại Indonesia, Phương nhận chứng chỉ tay nghề xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề ASEAN. Năm 2013 tại Đức, Phương nhận chứng chỉ tay nghề xuất sắc tại Kỳ thi tay nghề thế giới.
Năm 2012 tốt nghiệp, được Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng giữ lại làm giảng viên, Phương rất vui vì cô cho rằng nếu như chỉ làm cho một cơ sở, doanh nghiệp thì sẽ không phát huy hết được những gì đã học hỏi ở các chuyên gia. Mà chỉ có đi giảng dạy mới giúp cô truyền đạt tiếp những kiến thức cô đã tích lũy được cũng như giúp cô có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mới.
Năm 2018, Nhữ Thị Phương chuyển công tác từ Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng về Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, giảng dạy bộ môn Nghiệp vụ nhà hàng và Nghiệp vụ pha chế đồ uống. Phương pháp giảng dạy của Phương là luôn luôn thực hành. Thực hành tại lớp và thực hành tại các cơ sở thực tế để học sinh có sự so sánh, từ đó đưa ra các giải pháp giúp cho quá trình làm nghề được hiệu quả hơn. Ngoài giờ lên lớp, Phương trở về với quán cà phê của mình để lo việc kinh doanh. Kỹ năng nghề sẵn có giúp Nhữ Thị Phương quản lý nhân viên, quản lý nguyên liệu, tránh thất thoát. Phương còn đào tạo, kiến tạo cửa hàng cà phê cho các đơn vị, đào tạo nhân viên nhà hàng cho doanh nghiệp.
Trở thành Đại sứ nghề năm 2021, Nhữ Thị Phương chia sẻ: “Với vai trò mới này, tôi phải cố gắng và nỗ lực hơn trong quá trình làm nghề và quảng bá nghề. Nhưng việc quan trọng nhất, tôi nghĩ sẽ làm sao để mọi người có thể nhận thức rõ những hiệu quả, tính tích cực của việc học nghề mà tôi đã thực sự thấm thía, nhất là học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công”.
Hệ sinh thái truyền thông về giáo dục nghề nghiệp
Từ năm 2017, thông tin tuyển sinh của Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức TP HCM đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh dễ dàng tiếp cận. Kết quả cũng thấy ngay trong năm đó, khi nhà trường tuyển sinh trình độ cao đẳng 2.969 em, đạt 109,6%; trình độ trung cấp 616 em, đạt 102,7%. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm theo đúng ngành học, qua các năm đều đạt từ 71% đến trên 81%... Ví dụ này cho thấy, đổi mới truyền thông để người học và gia đình họ lựa chọn học nghề là kênh đầu tiên khi tiếp cận với hướng nghiệp là một giải pháp quan trọng được đặt ra đối với các cơ sở giáo dục dạy nghề.
Theo TS. Trương Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), để tạo đột phá trong công tác tuyển sinh, từ cơ quan quản lý nhà nước đến các cơ sở đào tạo, Tổng cục GDNN đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức các hội nghị tuyển sinh. Trong đó, điểm nổi bật là giao tối đa quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo trong tuyển sinh học nghề, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở đăng ký hoạt động GDNN; tổ chức, chỉ đạo hàng loạt các hoạt động tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp giúp người học tiếp cận đầy đủ thông tin về các ngành nghề đào tạo.
Từ năm 2017, nhiều trường có thương hiệu đã mạnh dạn đầu tư cho công tác tuyển sinh, đầu tư cho truyền thông tuyển sinh, giúp cho người học, các bậc phụ huynh thay đổi nhận thức, đặc biệt một số trường đã cam kết đảm bảo việc làm và thu nhập cụ thể. “Những thay đổi này đã tạo được niềm tin của xã hội với học nghề và chính là sức hút mạnh mẽ trong tuyển sinh học nghề” - Phó Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng nhấn mạnh.
Hình thành và phát triển hệ sinh thái truyền thông GDNN là mục tiêu hướng tới của Quyết định 534/QĐ-LĐTBXH về Kế hoạch Truyền thông về GDNN giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Bộ LĐ-TB&XH ban hành. Theo đó, giai đoạn 2021 -2025 sẽ tập trung xây dựng, phát triển không gian GDNN trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống nền tảng số. Đồng thời thực hiện truyền thông trên không gian công cộng như các điểm văn hóa, du lịch, công viên, phương tiện giao thông công cộng… tiến tới xây dựng hệ sinh thái truyền thông GDNN.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo baophapluat.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Top 5 ngành học "hot" teen cuối cấp cần cân nhắc kỹ khi đặt nguyện vọng
Khi điểm chuẩn Đại học cao "ngất ngưởng": Điểm IELTS trở thành cứu cánh cho nhiều thí sinh
Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên
Gửi bạn trượt đại học: Đề thi có một đáp án còn cuộc đời có vô vàn hồi đáp
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 53
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 49
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 73
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 84
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 203
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 182
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công