Gần 100 nhà khoa học quy tụ tại Hội nghị nghiên cứu khoa học uy tín nhất Châu Á – Thái Bình Dương
Hội nghị Ngôn ngữ học máy tính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Pacling) lần thứ 16 là sự kiện do trường ĐH FPT đăng cai tổ chức, phối hợp cùng Ban Công nghệ Tập đoàn FPT, trường ĐH KHTN và trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) và Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Đây là sự kiện khoa học thường kỳ nổi bật, quy tụ nhiều nhà khoa học nổi tiếng đến từ nhiều quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương.
Trở thành trường đại học Việt Nam đầu tiên đăng cai tổ chức một hội nghị chuyên sâu tầm cỡ quốc tế, trường ĐH FPT đã khẳng định uy tín đối với cộng đồng học thuật trong và ngoài nước, đồng thời đặt một dấu mốc mới trong chiến lược thúc đẩy nghiên cứu khoa học, với mục tiêu trở thành nơi quy tụ, tập hợp và phát triển nhân tài trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ.
Ban Tổ chức và Hội đồng chuyên môn PACLING 2019.
Đây cũng là một trong những hoạt động chiến lược của FPT nhằm góp phần hiện thực hóa công cuộc đào tạo nguồn nhân lực số chất lượng cao cho Việt Nam. Với vị thế tiên phong trong việc cập nhật các xu hướng công nghệ mới, việc tổ chức PACLING chính là một trong những nỗ lực của FPT để khai phá tiềm năng Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ toàn cầu.
PACLING lần thứ 16 quy tụ gần 100 nhà khoa học thuộc hàng chục trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, Canada, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc…) cùng nhiều diễn giả uy tín đến từ các nước có nền khoa học cơ bản phát triển mạnh như Anh, Pháp, Ai Len.
Trong khuôn khổ sự kiện, các nhà khoa học sẽ thảo luận xoay quanh 16 chủ đề chính của ngôn ngữ học máy tính gồm ngữ âm học, phân tích hình thái, ngôn ngữ nói và đối thoại, tài nguyên ngôn ngữ, dịch máy, xử lý ngôn ngữ dựa trên Corpora và Corpus…
Tại Hội nghị này, các chuyên gia công nghệ, giảng viên FPT cùng các giáo sư, chuyên gia đến từ các trường đại học danh tiếng trình bày hơn 40 bài báo cáo chuyên sâu về những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ học máy tính được các tác giả công bố sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lâu dài.
Các báo cáo nghiên cứu giá trị này sẽ góp phần thúc đẩy ứng dụng ngành Ngôn ngữ học máy tính trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, giáo dục… Cụ thể như thiết kế hệ thống nhận diện giọng nói, hệ thống trả lời giọng nói tự động, công cụ tìm kiếm web, trình soạn thảo văn bản, tài liệu giảng dạy về ngôn ngữ… Cùng phần triển lãm trình diễn các sáng kiến, giải pháp công nghệ hấp dẫn, PACLING 2019 giúp cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam được cập nhật những xu hướng mới của thế giới, các nghiên cứu chuyên sâu có giá trị cho sự phát triển của nền khoa học công nghệ Việt Nam.
Đặc biệt, Hội nghị quy tụ 4 bài trình bày của các nhà khoa học đầu ngành: “Hiểu và đánh giá ngôn ngữ tự nhiên” của GS Kentaro Inui (ĐH Tohoku, Nhật Bản); “Khắc phục những hạn chế trong Đại diện từ điển thông qua Học tập nhúng” của GS Danushka Bollegala (ĐH Liverpool, Anh); “Hai hệ thống hộp thoại cho hai môi trường khắc nghiệt: WEKDA và SOCDA” của TS Kentaro Torisawa (Viện Công nghệ Truyền thông và Thông tin quốc gia, Nhật Bản); "Xử lý lời nói và học sâu – các xu hướng nghiên cứu mới nhất” của GS Tomoko Matsui (Viện Toán học Thống kê Tokyo, Nhật Bản).
Các báo cáo tại hội nghị sẽ được tập hợp và xuất bản trong một chuỗi ấn phẩm của Nhà xuất bản Springer, một nhà xuất bản có uy tín trong giới khoa học – công nghệ thế giới.
Trưởng Ban Tổ chức PACLING 2019 là TS Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng trường ĐH FPT; GS Koiiti Hasida, ĐH Tokyo và GS Satoshi Tojo, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Hội đồng chuyên môn do hai nhà khoa học Việt Nam là ông Nguyễn Lê Minh, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản và ông Phan Xuân Hiếu, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) làm Đồng Chủ tịch.
Tạm kết
Tư vấn hướng nghiệp GPO mong tin tức trên sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công !
Theo Báo Sinh viên Việt
Bài viết khác
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 24
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Thêm trường bỏ xét tuyển đại học bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 108
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức.
Xem thêm [+]Một ngành học KHÔNG CHO PHÉP bạn "im lặng": Thích soi, thích hóng và kể chuyện, đây chính là thiên đường!
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 366
Một ngành học KHÔNG CHO PHÉP bạn "im lặng": Thích soi, thích hóng và kể chuyện, đây chính là thiên đường!
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học 2025: Các trường lúng túng việc quy đổi điểm
Ngày đăng: 05/04/2025 - Lượt xem: 293
Tuyển sinh đại học 2025: Các trường lúng túng việc quy đổi điểm
Xem thêm [+]Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày đăng: 04/04/2025 - Lượt xem: 367
Giảm tốn kém, giảm áp lực trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xem thêm [+]Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 513
Làn sóng sa thải nhân viên gia tăng, ngành ngân hàng còn đáng để học?
Xem thêm [+]Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Ngày đăng: 03/04/2025 - Lượt xem: 661
Dùng AI luyện tiếng Anh: ChatGPT có thực sự giúp bạn giỏi ngữ pháp?
Xem thêm [+]Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Ngày đăng: 02/04/2025 - Lượt xem: 463
Loạt đại học ở Hà Nội tăng học phí
Xem thêm [+]10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Ngày đăng: 01/04/2025 - Lượt xem: 847
10 ngành học có mức lương cao nhất hiện nay
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Ngày đăng: 31/03/2025 - Lượt xem: 224
Tuyển sinh 2025: Thí sinh bối rối với tổ hợp xét tuyển "tréo ngoe" của nhiều trường đại học
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công