Giảm 15-17 trường đào tạo Sư phạm
Số trường đại học đào tạo giáo viên năm 2030 dự kiến là 48-50, giảm 15-17 so với hiện nay, nhưng quy mô sinh viên sẽ tăng lên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm nay cho biết Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, số trường đại học đào tạo giáo viên là 48-50 trường, giảm 15-17 trường so với hiện nay.
Tuy nhiên, quy mô đào tạo của nhóm này tăng, đạt 180.000-200.000 người học, gồm 85% ở trình độ đại học và 15% cao đẳng. Năm học 2021-2022, khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên có khoảng 151.000 người học, còn năm học 2022-2023 chỉ ở mức 89.300.
Hai trường trọng điểm là Sư phạm Hà Nội và TP HCM; cùng 12 trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đại học quốc gia và đại học vùng sẽ giữ vai trò nòng cốt trong mạng lưới. Nhóm này đào tạo khoảng 64% quy mô sinh viên.
Các trường thuộc UBND tỉnh và một số trường công lập khác có truyền thống đào tạo sư phạm sẽ chiếm khoảng 30% quy mô, chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa phương.
Một số trường có thế mạnh về các ngành công nghệ, nông lâm, ngôn ngữ, thể dục, thể thao, nghệ thuật đào tạo các ngành sư phạm đặc thù, chiếm khoảng 6% quy mô cả nước.
Quy mô đào tạo giáo viên tại các vùng đến năm 2030:
TT | Vùng | Quy mô đào tạo giáo viên dự kiến |
1 | Trung du và miền núi phía Bắc | 20.000-22.000 |
2 | Đồng bằng sông Hồng | 50.000-55.000 |
3 | Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung | 40.000-45.000 |
4 | Tây Nguyên | 10.000-12.000 |
5 | Đông Nam Bộ | 35.000-40.000 |
6 | Đồng bằng sông Cửu Long | 25.000-30.000 |
Tổng cộng | 180.000-200.000 |
Quy mô của các đại học chủ chốt đào tạo giáo viên:
TT | Trường | Quy mô đào tạo giáo viên dự kiến |
1 | Đại học Sư phạm Hà Nội | 18.000-20.000 |
2 | Đại học Sư phạm TP HCM | 22.000-24.000 |
3 | Đại học Sư phạm Hà Nội 2 | 9.000-10.000 |
4 | Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội | 5.400-6.000 |
5 | Đại học Tây Bắc | 4.500-5.000 |
6 | Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên | 9.000-10.000 |
7 | Đại học Vinh | 7.200-8.000 |
Để giảm số trường mà nâng quy mô đào tạo, Việt Nam sẽ nâng cấp, phát triển Đại học Sư phạm Hà Nội và TP HCM thành trường trọng điểm quốc gia về sư phạm.
Các trường đại học sư phạm thể dục và thể thao, nghệ thuật sẽ được sáp nhập vào một trường sư phạm hay đại học đa ngành; hoặc sáp nhập, hợp nhất với nhau hay với trường chuyên sâu về các lĩnh vực đó.
Các trường cao đẳng sư phạm sẽ được sáp nhập vào đại học sư phạm hoặc đa ngành; hoặc sáp nhập, hợp nhất với cơ sở giáo dục khác tại địa phương
Các trường đại học sư phạm kỹ thuật được tái cấu trúc thành các trường đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghệ và kỹ thuật, nhưng vẫn tiếp tục vai trò hạt nhân trong đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giáo viên trong một tiết dạy ở trường THCS Nguyễn Huệ, Đà Nẵng, tháng 11/2024. Ảnh: Nguyễn Đông
Hiện, cả nước có 103 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó 65 trường đại học, còn lại là cao đẳng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo năm ngoái đánh giá hệ thống các trường sư phạm chưa phân bố đồng đều, chỉ tập trung một số trường lớn tại các trung tâm kinh tế - xã hội. Vai trò của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng mờ nhạt. Trường cao đẳng hiện chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non, trong khi trước kia gồm cả tiểu học và THCS. Lý do là Luật Giáo dục năm 2019 yêu cầu trình độ giáo viên ở hai bậc này phải từ đại học trở lên.
Theo Dương Tâm - báo Vnexpress
Bài viết khác
Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là "liều", phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Ngày đăng: 25/06/2025 - Lượt xem: 140
Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là "liều", phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Xem thêm [+]Đề xuất: Sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ được hỗ trợ 3,6 triệu/tháng
Ngày đăng: 25/06/2025 - Lượt xem: 65
Đề xuất: Sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ được hỗ trợ 3,6 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành nghề nào ở Việt Nam đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao?
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 136
Ngành nghề nào ở Việt Nam đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao?
Xem thêm [+]Ngành ngôn ngữ đang khủng hoảng: AI dạy, nói, dịch quá nhanh - 4 năm học chưa chắc bằng 30 giây tra app!
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 77
Ngành ngôn ngữ đang khủng hoảng: AI dạy, nói, dịch quá nhanh - 4 năm học chưa chắc bằng 30 giây tra app!
Xem thêm [+]3 ngành học triển vọng tại Việt Nam: Ra trường dễ có việc, thu nhập đáng mơ ước
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 107
3 ngành học triển vọng tại Việt Nam: Ra trường dễ có việc, thu nhập đáng mơ ước
Xem thêm [+]Nghề gì còn sống trong kỷ nguyên AI? Cha đẻ trí tuệ nhân tạo chỉ đích danh
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 69
Nghề gì còn sống trong kỷ nguyên AI? Cha đẻ trí tuệ nhân tạo chỉ đích danh
Xem thêm [+]Việt Nam có 1 ngành học 4 năm liền lọt top thế giới: Điểm chuẩn ‘dễ thở’, lương tới 46 triệu/ngày
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 85
Việt Nam có 1 ngành học 4 năm liền lọt top thế giới: Điểm chuẩn ‘dễ thở’, lương tới 46 triệu/ngày
Xem thêm [+]AI đã giỏi ngang tiến sĩ, người trẻ nên chọn ngành học nào để ra trường có việc làm?
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 57
AI đã giỏi ngang tiến sĩ, người trẻ nên chọn ngành học nào để ra trường có việc làm?
Xem thêm [+]Không có bằng đại học, 5 nghề này vẫn có thể kiếm hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 60
Không có bằng đại học, 5 nghề này vẫn có thể kiếm hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Xem thêm [+]Những trường đại học nào sắp phải tinh giản, sáp nhập?
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 80
Những trường đại học nào sắp phải tinh giản, sáp nhập?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công