Giáo dục Việt Nam sẽ cất cánh nếu triệt tiêu được thói gian dối, tư duy manh mún
GDVN- Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: "Ngành giáo dục phải chống bệnh thành tích ở mọi cấp, từ cao đến thấp, từ biểu hiện đến bản chất". Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông tin này nhé!
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ tâm huyết về những phương châm đổi mới giáo dục đang được đặt ra cho toàn ngành trong giai đoạn hiện nay.
Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.- Hướng nghiệp GPO
PV: Thưa Giáo sư, tại hội nghị trực tuyến của ngành giáo dục với các địa phương vào cuối tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, phương châm đổi mới giáo dục là cần lấy nhà trường làm nền tảng, lấy thầy giáo làm động lực bên cạnh yêu cầu lấy học trò là chủ thể trung tâm của quá trình đào tạo. Là một nhà giáo, nhà khoa học gắn bó và tâm huyết với ngành giáo dục hơn 20 năm qua, thầy có suy nghĩ gì về những điều mà Thủ tướng đã gợi mở?
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: Trước hết, tôi cho rằng luận cứ và những cơ sở để các chỉ đạo này được xác lập một cách đầy đủ và thuyết phục. Bên cạnh đó, các chuyên gia tư vấn giáo dục cho đất nước đã thực hiện một số nghiên cứu đủ độ tin cậy và tính khái quát để các định hướng đổi mới giáo dục được thực thi.
Thứ đến, có thể nhận thấy lấy học sinh làm trung tâm vẫn mang đầy đủ các giá trị của nó như một phương châm trong giáo dục, nhất là việc tổ chức dạy học và giáo dục. Suy cho cùng, việc dạy học, giáo dục vẫn dựa trên người học và hướng đến người học, vì người học nên điều này vẫn còn nguyên giá trị của nó.
Thứ ba, thực tế vẫn còn một số thầy cô giáo, một vài bên có liên quan chưa khai thác hay vận dụng tối đa phương châm, xu hướng lấy người học làm trung tâm vì hiểu chưa đến, hiểu chưa toàn diện hoặc vẫn bị thói quen, sức ì chi phối nên việc bổ sung thêm là điều cần thiết.
Phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy cô làm động lực” có thể được giải thích theo nhiều kiểu khác nhau nhưng ở góc nhìn của tôi, một vài ý tưởng gợi mở có thể quan tâm.
Đầu tư trường lớp cần đầu tư có chiến lược, có dự báo cho tương lai, nhất là đầu tư để sử dụng và khai thác, đầu tư không chỉ trường mà phải là nhà trường, đúng nghĩa với cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ để khai thác công năng một cách hiệu quả.
Việc xem xét và rà soát về điểm đặt trường cần phải khoa học và phù hợp, lâu dài, hướng đến vì học sinh; việc đầu tư công nghệ thông tin, thiết bị dạy học phải nhìn toàn diện trong hệ thống, đầu tư để cho học sinh học tập và góp phần tổ chức dạy học, giáo dục hiệu quả, phải có tầm nhìn của ngành giáo dục và đào tạo nói chung, toàn tỉnh thành trên cả nước để tránh manh mún, xé lẻ và thiếu đồng bộ.
Nhà trường còn phải đảm bảo chú trọng đến trẻ em mầm non, tiểu học nhất là tình trạng di cư, tình trạng lao động trẻ, gia đình trẻ ở khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất… phải được đảm bảo, cần giám sát việc thực thi đề án phát triển đã được thông qua ngay từ đầu với cơ sở giáo dục, đất giáo dục đã cam kết.
Trường phải là nhà trường có học sinh, có giáo viên nên việc rà soát hiệu quả, khai thác, sử dụng nguồn nhân lực - thầy cô giáo cả về số lượng và chất lượng phải được dự báo, đào tạo và bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu đào tạo. Việc này cần nhìn nhận từ khâu hướng nghiệp đến khâu đào tạo, bồi dưỡng và cả việc sử dụng, đãi ngộ, phát triển…
Trong bối cảnh mới, nhà trường không chỉ là cơ sở vật chất mà phải là cơ sở hạ tầng, phải đầu tư về hệ sinh thái giáo dục và dữ liệu dùng chung, đặc biệt hướng đến việc tạo ra một “trường học trực tuyến” bổ trợ hay tương đương – đồng hành để giáo dục học sinh.
Lấy thầy cô giáo làm động lực bởi trường học tồn tại khi có thầy và trò. Vì vậy, phải có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, sử dụng sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp sao cho hiệu quả và có chiến lược phát triển bền vững.
Các vấn đề có liên quan đến công tác bồi dưỡng, khuyến khích sự sáng tạo, kiểm soát áp lực nghề nghiệp, chăm sóc tinh thần trong nghề nghiệp và chú ý tạo động lực cống hiến, làm việc chuyên nghiệp để những hạn chế trong nghề, chưa hết lòng với nghề, dễ có hành vi vi phạm đạo đức nghề sẽ được phần nào giải quyết.
Lấy thầy cô làm động lực bởi thầy cô chính là người truyền lửa, gieo mầm về khát khao tri thức. Nếu mỗi thầy cô hết lòng với công việc của mình, hướng đến học sinh, tôn trọng, tạo điều kiện phát triển cho từng học sinh, vì học sinh đúng nghĩa mà hạn chế vì mình theo cái tôi thể hiện, cái tôi hình thức thì quả thật trường học và thầy cô sẽ có nhiều đổi thay tích cực.
PV: Những phương châm giáo dục đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, thưa Giáo sư?
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay nhất là Việt Nam đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đại dịch Covid 19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp thì giá trị của giáo dục lại càng mạnh mẽ và quan trọng hơn bao giờ.
Có thể cân nhắc rằng: chúng ta muốn phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong chương trình giáo dục 2018 nhưng nếu không có thầy cô với phẩm chất và năng lực tương ứng thì sao có thể đảm bảo được những yêu cầu này? Chúng ta muốn trường học phải là nền tảng thì phải đảm bảo đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất và hướng đến học sinh mới giúp các em làm nhân vật trung tâm trên nền tảng ấy chứ?
Mong muốn học sinh được thực hành để có cơ hội phát triển năng lực, được rèn luyện để có kỹ năng sống, được trải nghiệm để có thể thực hành và rèn luyện cả phẩm chất lẫn năng lực nhưng hạn chế từ phía cơ sở hạ tầng, phòng thiết bị, thực hành làm sao có thể đạt hiệu quả.
Hay trong bối cảnh đại dịch, nếu từng giáo viên có thể làm chủ các phần mềm, các trường trong cụm hoặc quận huyện, tỉnh đều có thể có một phần mềm đào tạo trực tuyến thì có lẽ áp lực “trường là nền tảng” sẽ không tồn tại dài.
Ngay cả việc dạy học trên truyền hình, dạy học dựa trên phần mềm cũng đòi hỏi tiêu chí: Thầy cô phải truyền động lực học, thầy cô phải lôi cuốn và hút học sinh học,… Truyền hình hay hệ VLE phải dựa trên ý tưởng sư phạm và kịch bản sư phạm trực tuyến có yêu cầu cần đạt, có kết cấu, có các giải pháp sư phạm chứ không thể xây dựng để đáp ứng trong mùa dịch và rồi dừng lại… Nếu khai thác các hoạt động này trong suốt thời gian dịch, liệu sẽ tạo ra bao nhiêu ngữ liệu của khóa học dành cho học sinh các cấp hay sinh viên?
PV: Cũng tại hội nghị trực tuyến trong tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật” và Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã đưa nội dung này vào nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Theo Giáo sư, cần làm gì để sớm đạt được mục tiêu này?
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: Trước hết, tôi trả lời câu này rất thật từ góc nhìn của một người có quan tâm về giáo dục. Thật đó chính là giá trị, là văn hóa chất lượng, thật đó chính là cái bản chất nhất, cái lõi nhất của kết quả…
Để lý giải về học thật – thi thật chúng ta cần nhiều cách nhìn khác nhau.
Học thật vì học cái cần học, học đúng nghĩa, học và hành, học có trải nghiệm, học thật bằng sự thực hành, học để vào đời thật, học để sở hữu thật đúng nghĩa và học để thấy mình đang tồn tại và phát triển. Nếu học mà dựa trên yêu cầu cần đạt với cốt lõi từng mục tiêu và tham gia hoạt động đúng nghĩa với chuỗi hoạt động logic và hiệu quả thì đó là học rất thật.
Học thật này không phải là cố theo hình thức, học vì động cơ bên ngoài là chủ yếu hay học vì trào lưu, học vì hình ảnh… Ngay cả học trực tuyến đi nữa, sao phải cứ nghĩ là không hiệu quả ở kết quả nếu người học chinh phục đúng và đủ các yêu cầu cần đạt để học?
Thi thật cũng phải hiểu dựa trên học là chủ yếu. Người ta thi không để sở hữu bằng cấp hay kết quả điểm số đẹp mà đó là sự minh chứng kết quả bản thân sở hữu sau khi học ứng với năng lực và phẩm chất của mình. Nếu căn cứ theo yêu cầu cần đạt, việc người học thi phải hướng đến từng yêu cầu với nội dung cụ thể, rõ ràng: nói được gì, làm được gì, ứng xử ra sao, bản lĩnh thế nào…
Làm được các điều trên, mỗi cá nhân phải biết tự đánh giá, có lòng tự trọng khi học tập và nhất là hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống không ở bằng cấp mà ở những gì chúng ta có được và làm được
Ngoài ra, văn hóa chất lượng phải thấm sâu vào từng cá nhân, nhóm bởi nếu không xác định chất lượng là yếu tố căn cơ, người ta khó thật khi học và thi… Hơn nữa, từng cá nhân phải nhận ra lòng tự trọng, khát khao hoàn thiện… phải là điểm đến của chính mình. Ngành giáo dục phải chống bệnh thành tích ở mọi cấp, từ cao đến thấp, từ biểu hiện đến bản chất, giám sát quyết liệt về quy trình đảm bảo chất lượng thì vấn đề sẽ có thể được xử lý
PV: Thưa Giáo sư, chúng ta bàn luận rất nhiều về phương châm, triết lý nhưng điều quan trọng là làm sao có những giải pháp phù hợp để cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục cũng như thầy cô giáo triển khai hoạt động giáo dục có hiệu quả?
Giáo sư Huỳnh Văn Sơn: Thực ra nếu chúng ta đã hiểu đúng, hiểu đủ và xác nhận triết lý giáo dục nào cho chính mình thì đó là phương châm để ta sống, học tập và làm việc đúng triết lý ấy. Đơn cử nếu ta chấp nhận giáo dục khai phóng là một trong những tiêu điểm triết lý giáo dục đòi hỏi ta cần tôn trọng và đầu tư với từng cá nhân thay vì dàn đều… Hay nếu ta xác định triết lý giáo dục là tính thích ứng và làm chủ môi trường thì chúng ta không thể triển khai hoạt động giáo dục theo hứng thú hay suy nghĩ của mình.
Rõ ràng, để những triết lý ấy thực sự thấm nhuần trong tư tưởng của những cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục cũng như thầy cô giáo là điều không dễ khi chính thầy cô giáo là một chủ thể của môi trường sống. Trong khi đó, mỗi thầy cô giáo lại là sản phẩm của biết bao nhiêu thời kỳ đào tạo khác nhau.
Nói thế để thấy rằng cùng chọn lựa, thống nhất triết lý giáo dục cần nhất là hiểu, mạnh dạn thay đổi bản thân, chú ý đến tính phát triển và lựa chọn tiêu điểm hành động và quyết liệt với từng kế hoạch cụ thể, giá trị đã chọn thì vấn đề triển khai hoạt động giáo dục mới đạt kết quả như kỳ vọng.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bích Loan
Theo giaoduc.net.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Top 5 ngành học "hot" teen cuối cấp cần cân nhắc kỹ khi đặt nguyện vọng
Khi điểm chuẩn Đại học cao "ngất ngưởng": Điểm IELTS trở thành cứu cánh cho nhiều thí sinh
Hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cho giảng viên
Gửi bạn trượt đại học: Đề thi có một đáp án còn cuộc đời có vô vàn hồi đáp
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 71
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 56
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 76
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 90
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 206
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 184
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 182
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 218
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 199
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 160
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công