Hà Nội sàng lọc học sinh trường chuyên: Sẽ có cuộc đua giành ghế trống?
Năm học 2019 – 2020, Hà Nội sẽ sàng lọc học sinh lớp 10 trường THPT chuyên. Ảnh minh họa: Chí Cường
Học lực trung bình sẽ bị loại khỏi lớp chuyên
Theo ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, đầu học kỳ II năm học 2019 - 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức chuyển trường và tuyển bổ sung học sinh vào các lớp 10 chuyên và lớp 11 chuyên của các trường: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Cụ thể, trường chuyên (hoặc trường có lớp chuyên) tổ chức sàng lọc học sinh chuyên lớp 10, lớp 11 và chuyển sang trường THPT không chuyên hoặc lớp không chuyên của trường những học sinh thuộc một trong các trường hợp sau: Phải lưu ban; xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở xuống; xếp loại học lực từ trung bình trở xuống. Đối với việc chuyển học sinh chuyên sang trường chuyên khác, nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến đã tiến hành tuyển sinh bằng kỳ thi chung, học sinh phải đạt đủ tiêu chuẩn trúng tuyển chuyên và không thuộc diện phải chuyển ra khỏi lớp chuyên các năm học tương ứng của trường chuyển đi và trường chuyển đến.
Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến không tuyển sinh bằng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi), học sinh phải tham dự thi tuyển bổ sung theo quy định tại Quy chế trường chuyên. Học sinh các trường THPT đã hoàn thành xong chương trình học kỳ I lớp 10 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên) hoặc lớp 11 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 11 chuyên) năm học 2019-2020 có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; có nguyện vọng thi vào lớp chuyên của một trong bốn trường trên sẽ có cơ hội được tuyển bổ sung với các lớp chuyên.
Cũng theo ông Phạm Văn Đại, điều kiện dự thi đối với các thí sinh cụ thể như sau: Cuối học kỳ I lớp 10 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên) hoặc cuối học kỳ I lớp 11 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 11 chuyên) năm học 2019-2020 học sinh có học lực xếp loại giỏi và hạnh kiểm xếp loại tốt. Học sinh muốn dự thi vào môn chuyên nào thì phải có điểm trung bình cuối học kỳ I lớp 10 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên) hoặc cuối học kỳ I lớp 11 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 11 chuyên) năm học 2019-2020 của môn đó từ 8,0 trở lên.
Không nên chạy đua chỉ vì "mác" trường chuyên
Trước thông tin mới của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhiều phụ huynh có con học tại các trường THPT tại Hà Nội mà không phải trường chuyên, lớp chuyên tỏ ra đặc biệt quan tâm bởi đây sẽ là cơ hội để con em mình thêm một lần nữa tham gia kỳ thi để thực hiện "giấc mơ" trường chuyên bấy lâu nay. Tuy nhiên, với các phụ huynh có con học trường chuyên, lớp chuyên, đây lại là sự lo lắng bởi con em mình có thể không đạt yêu cầu để "trụ lại", ngậm ngùi tìm trường học khác sau một, hai năm là trường chuyên.
Khá lo lắng cho chuyện học của con, phụ huynh Lê Thanh Hương có con học lớp 10 trường chuyên tại Hà Nội cho biết: "Đúng là trường chuyên đòi hỏi nỗ lực không ngừng của học sinh, nếu không theo kịp, tốt nhất là nên chuyển trường khác để không làm ảnh hưởng đến lớp, trường. Tuy nhiên, khi đã học rồi có thể chưa quen với cấp học mới nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ, vì thế khảo sát để loại học sinh cần phù hợp với quá trình làm quen của học sinh. Chứ không may mắc lỗi bị hạnh kiểm trung bình trở xuống, hoặc đạt loại học lực trung bình trở xuống buộc phải chuyển lớp, chuyển trường không khác nào đuổi học".
"Chắc chắn con sẽ bị sốc nếu buộc phải chuyển lớp, trường nếu không may chưa vượt qua tiêu chí để ở lại. Cách thức sàng lọc có thể thúc đẩy học sinh cố gắng học tập, nhưng ở lứa tuổi còn đang trên ghế nhà trường, sẽ có thời điểm học sinh lơ là, mất tập trung cũng có thể trở thành học sinh trung bình hoặc mắc lỗi kỷ luật nào đó dẫn đến hạnh kiểm ở mức trung bình trở xuống. Nhà trường nên tạo điều kiện để học sinh tiến bộ, chứ không nên loại bỏ một cách nghiệt ngã như vậy", phụ huynh Trần Thu Hà chia sẻ.
Nhiều năm công tác là quản lý trường THPT, chứng kiến nhiều phụ huynh luôn đòi hỏi, mong muốn con em mình vào trường nổi tiếng, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, nhu cầu chuyển trường hiện nay sau một học kỳ, một năm học của học sinh có một lượng nhất định. Chủ yếu là các học sinh trường gần nhà nhưng lại không đủ điểm thi vào, nên nay muốn chuyển về trường gần, một nguyên nhân khác nữa là từ các gia đình đó là cho con đi học ở các trường THPT có đội ngũ giáo viên tốt, cơ sở vật chất tốt, trường nổi tiếng để có cơ hội phát triển.
Trước ý kiến cho rằng sẽ có hiện tượng học sinh "đổ xô" thi vào các suất còn trống từ các học sinh bị chuyển đi tại trường chuyên, thầy Nguyễn Quốc Bình đưa ra lời khuyên: "Trước khi chuyển trường cho con em mình, phụ huynh hãy xem nguyện vọng của con. Đừng vì mong muốn của mình mà ép con em mình đã thi không đỗ rồi, nay lại tìm cách cho con thi khảo sát nữa mà không quan tâm đến năng lực thật sự của con. Hiện nay, nhiều trường có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không có sự chênh lệch nhiều. Chẳng may thi một lần nữa không đỗ, sẽ bị áp lực, thậm chí trầm cảm… Do đó, nếu thấy con em mình đang ở môi trường không nhiều bất cập, con thích học và quý mến bạn bè thì nên tôn trọng nguyện vọng của con. Đâu phải những người trưởng thành, thành công là từ các trường chuyên đâu?".
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường THPT phải chịu trách nhiệm triển khai và kiểm tra việc thực hiện các văn bản hướng dẫn về công tác chuyển trường học sinh THPT, chuyển trường và tuyển bổ sung học sinh vào các lớp chuyên đợt đầu học kỳ II, năm học 2019 - 2020; Thành lập Hội đồng xét duyệt học sinh chuyển trường học sinh THPT và tuyển bổ sung học sinh vào lớp chuyên đợt đầu học 2019 – 2020 (nếu có); Các trường chuyên, có lớp chuyên báo cáo số lượng học sinh đăng ký dự thi, số lượng học sinh hiện có của các môn chuyên sau khi kết thúc học kỳ I.
Quang Anh - Gia Đình Net
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 55
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công