Hoài Đức thiếu giáo viên tại các khu đô thị mới
Học sinh trường tiểu học Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội)
Đoàn khảo sát của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP Hà Nội có buổi làm việc tại huyện Hoài Đức về thực hiện Đề án Sữa học đường và triển khai công tác năm học 2019-2020 tại các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Đoàn khảo sát do ông Nguyễn Thanh Bình- Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP làm trưởng đoàn cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến đã đến kiểm tra trực tiếp các trường THCS Tiền Yên, Trường tiểu học Vân Canh, Trường mầm non Kim Chung.
Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức, năm học này, toàn huyện có 93 trường mầm non, tiểu học, THCS với 62.189 học sinh, trong đó không trường nào có từ 50 học sinh/lớp trở lên. Cơ sở vật chất các trường công lập được huyện đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế trường học và trường chuẩn quốc gia.
Số phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, đồng dùng dạy học của 100% trường cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh. Đến tháng 8/2019, huyện có 49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 63,6%.
Song, khó khăn là ngành GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ theo năm học nhưng được giao chỉ tiêu biên chế, ngân sách chi thường xuyên theo năm hành chính, dẫn đến khó bố trí giáo viên trong nửa đầu năm học mới nhất là ở những trường có biến động tăng lớp.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của một số trường còn thiếu cũng là khó khăn rất lớn với ngành GD&ĐT huyện trong thực hiện nhiệm vụ.
Về thực hiện Đề án chương trình sữa học đường, toàn huyện có 126/139 trường Mầm non, tiểu học, nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập tham gia, với 37.794/40.493 học sinh được uống sữa học đường, đạt tỉ lệ 93,3%.
Cả 100% trường đã xây dựng kế hoạch triển khai đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường; thành lập tổ giúp việc tự giám sát bếp ăn và kiểm soát sữa học đường; đầy đủ hồ sơ theo dõi giám sát nguồn gốc sữa, vận chuyển, giao nhận, lưu kho, bảo quản các sản phẩm sữa theo chương trình; quản lý chặt việc tổ chức cho học sinh uống sữa.
Tuy vậy khi triển khai đề án, huyện cũng gặp một số khó khăn như một số phụ huynh nêu lý do con em mắc bệnh hoặc dị ứng với sữa; phụ huynh có con học các trường MN tư thục chưa tin tưởng chất lượng sữa, lấy lý do cho con uống sữa ngoại. Ngoài ra, một số trường chưa có kho riêng bảo quản sữa, nên khó khăn trong quản lý.
Qua khảo sát thực tế, đoàn khảo sát ghi nhận những nỗ lực của huyện Hoài Đức trong việc thực hiện Đề án Sữa học đường và triển khai công tác năm học 2019-2020. Đoàn sẽ tổng hợp cùng với kiến nghị của các quận, huyện khác, để có kiến nghị chung với Sở GD&ĐT, UBND TP, các cơ quan liên quan.
Vân Anh
Theo Giáo dục Và Thời đại
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 54
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 75
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 89
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 204
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 65
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 183
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 181
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 217
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 198
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 159
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công