Học kiến trúc ra làm gì? – 6 công việc tiềm năng cho SV kiến trúc
Kiến trúc là một trong những ngành học không bao giờ lỗi thời. Tuy nhiên, bạn có thực sự biết học kiến trúc ra làm gì không? Mức lương của ngành này như thế nào? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông tin này nhé.
Học kiến trúc ra làm gì?
Với câu hỏi “học kiến trúc ra làm gì?”, chúng ta thường nhận được câu trả lời là “kiến trúc sư”. Câu trả lời này không sai, nhưng chưa đủ. Vì trên thực tế, kiến trúc sư được chia ra thành rất nhiều nhánh nhỏ như: kiến trúc sư công trình, kiến trúc sư nội thất, kiến trúc sư cảnh quan,…
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc còn có thể trở thành giám sát công trình, kỹ sư quy hoạch đô thị và giảng viên kiến trúc tại các trường cao đẳng, đại học,…
Kiến trúc sư cảnh quan
Vẻ đẹp ngày càng được đề cao, chính vì vậy, không có gì lạ khi nghề kiến trúc sư cảnh quan trở thành một trong những nghề “hot” nhất trong lĩnh vực kiến trúc. Các kiến trúc sư cảnh quan hướng tới việc cải thiện chất lượng môi trường bằng cách thiết kế và quản lý các không gian mở xung quanh chúng ta. Họ kết hợp các kỹ năng nghệ thuật với kiến thức về hoạt động của con người và môi trường tự nhiên để thiết kế các khu vực công cộng ở thị trấn, thành phố và nông thôn.
Kiến trúc sư cảnh quan thiết kế và quản lý không gian mở Đây là ngành nghề quan trọng trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn. Các công trình công cộng như bảo tàng, công viên, khu giải trí cũng rất cần sự tham gia của các kiến trúc sư cảnh quan.
Khi các tòa nhà xuất hiện ngày một nhiều cũng là lúc kiến trúc sư công trình ngày càng bận rộn. Vì thế mà nhu cầu cho chuyên ngành này ngày càng cao.
Kiến trúc sư công trình
Trong kiến trúc, kiến trúc sư công trình chịu trách nhiệm điều phối và quản lý một dự án kiến trúc từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho đến khi hoàn thành công trình. Kiến trúc sư công trình vừa phải làm việc với vừa phải làm việc với nhà thầu, vừa phải làm việc với chủ đầu tư để đảm bảo cho công trình hoàn thành theo đúng kiến trúc và quy hoạch ban đầu.
Kiến trúc sư nội thất
Học kiến trúc ra làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, bạn có thể trở thành một kiến trúc sư nội thất. Kiến trúc sư nội thất phải cân bằng được 2 khía cạnh: vẻ đẹp và tính thực tiễn của công trình xây dựng Mọi người thường nhầm lẫn kiến trúc sư nội thất và nhà thiết kế nội thất. Thực tế, đây là 2 vị trí công việc hoàn toàn khác biệt. Theo đó, một kiến trúc sư nội thất thiết kế xây dựng nội thất và quy hoạch không gian. Trong khi nhà thiết kế nội thất chỉ tập trung vào trang trí các vật dụng trong nhà: bàn tủ, kệ, tivi,… Kiến trúc sư nội thất chịu trách nhiệm lớn hơn nhiều so với nhà thiết kế nội thất. Nếu nhà thiết kế nội thất chỉ cần đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho một công trình, thì kiến trúc sư nội thất phải cân bằng được 2 khía cạnh: vẻ đẹp và tính thực tiễn. Kiến trúc sư nội thất phải tính đến chức năng, sự an toàn bên cạnh “diện mạo” của căn hộ.
Giám sát công trình
Giám sát công trình còn được biết đến với những tên gọi như giám sát xây dựng, giám sát thi công. Học kiến trúc ra làm gì? Bạn có thể trở thành Giám sát công trình Giám sát công trình đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ dự án xây dựng nào; dự án càng phức tạp thì vai trò của giám sát công trình càng lớn. Giám sát công trình có vai trò điều phối giữa chủ dự án/ chủ đầu tư và nhà thầu.
Công việc chính của Giám sát công trình bao gồm: Theo dõi hiện trường, đảm bảo việc thi công, lắp đặt được thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế. Tìm và xử lý các chi tiết công việc mà nhà thầu, chủ đầu tư chưa nắm rõ. Hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế khắc phục các sai sót tại hiện trường. Báo cáo, cập nhật tình hình cho chủ đầu tư biết. Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ. Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công. Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.
Kỹ sư quy hoạch đô thị / Quy hoạch vùng
Quy hoạch đô thị hay quy hoạch vùng là một công việc mang tính hành chính. Người làm trong lĩnh vực quy hoạch sẽ không chỉ là người hiểu về kiến trúc. Họ được yêu cầu hiểu biết về xây dựng, bất động sản, luật đất đai, tư duy phát triển đô thị,…
Kỹ sư quy hoạch cũng cần có kiến thức về văn hóa, xã hội, môi trường,… Kỹ sư quy hoạch đô thị thường làm việc tại các cơ quan nhà nước về đất đai, xây dựng Các nhà quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Đối với doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ hoàn thành ý tưởng kiến trúc của doanh nghiệp với những điều kiện sẵn có. Đối với cơ quan quản lý, họ có trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch đô thị nói chung. Các cơ quan nhà nước về đất đai, xây dựng có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư quy hoạch đô thị lớn hơn.
Tuy nhiên, trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu vị trí này. Lý do xuất phát từ sự phát triển mạnh về bất động sản của các doanh nghiệp lớn.
Giảng viên kiến trúc
Nếu có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, bạn sẽ có cơ hội trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học kiến trúc, xây dựng,… trên toàn quốc. Giảng viên kiến trúc – Cơ hội cho những bạn có thành tích học tập xuất sắc Để trở thành giảng viên, ngoài kiến thức chuyên ngành, bạn cần tham gia khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; đồng thời cần có trình độ ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn. Theo đó, giảng viên đại học cần có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trình độ tin học cần đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Mức thu nhập của ngành kiến trúc như thế nào?
Nói chung, tùy thuộc vào vị trí và trình độ mà mức lương của kiến trúc sư sẽ khác nhau. Theo khảo sát và tổng hợp trên trang tuyển dụng jobsgo.vn thì mức lương của ngành kiến trúc thường dao động như sau:
- Kiến trúc sư: Mức lương trung bình thường dao động từ 10 triệu – 16 triệu/ tháng, và cao hơn là 25 triệu – 35 triệu/ tháng.
- Họa viên kiến trúc: Mức lương bình quân từ 8 – 13 triệu/ tháng và mức cao nhất khoảng trên 22 triệu/ tháng.
Có thể nói, mức thu nhập của ngành kiến trúc so với nhiều ngành nghề khác thì đây không phải mức lương thấp. Tuy nhiên với công sức bỏ ra cùng những cạnh tranh khi xin việc thì đây là mức lương hoàn toàn xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.
Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành kiến trúc của nước ta rất cao, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Hiểu một cách đơn giản, điều mà thị trường cần đó chính là những kiến trúc sư có khả năng đột phá và có phong cách riêng. Nếu các bạn làm được điều này thì mức thu nhập của bạn sẽ không bị giới hạn và có tiền đồ mở rộng.
Bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “học kiến trúc ra làm gì?” chưa? Hy vọng bài viết này đã cho bạn nhiều gợi ý hay ho về chuyên ngành kiến trúc tương lai.
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tiềm Năng Và Cơ Hội Nghề Kiến Trúc Sư Trong Tương Lai Sẽ Như Thế Nào?
Nghề Kiến Trúc Sư Là Gì Và Công Việc Của Kiến Trúc Sư Là Làm Gì?
7 cuốn sách “siêu hấp dẫn” sinh viên kiến trúc nên đọc
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 6
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 79
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 148
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 102
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]Từ 2025, miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi để tính điểm xét tốt nghiệp
Ngày đăng: 02/10/2024 - Lượt xem: 169
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều điểm mới. Theo đó, thí sinh được miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi điểm 10 để cộng vào điểm xét tốt nghiệp.
Xem thêm [+]Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Ngày đăng: 01/10/2024 - Lượt xem: 134
Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Xem thêm [+]Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 112
GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.
Xem thêm [+]Hàng loạt đại học hot giảm chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 30/09/2024 - Lượt xem: 103
Từ năm 2025, nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công