Học ngành Dược ra trường làm gì?
Cùng với nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao, ngành Dược đang là một trong những ngành học được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm hơn cả. Như một điều hiển nhiên, “Học ngành Dược ra trường làm gì?” là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với những ai đang muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành học hấp dẫn này.
Nếu bạn đang có ý định chọn ngành Dược cho tương lai của mình, vậy bạn đã thực sự hiểu rõ học ngành dược ra trường làm gì chưa. Bài viết dưới đây Hướng nghiệp GPO sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà các Dược sĩ tương lai không thể bỏ qua.
1. Cơ hội nghề nghiệp ngành Dược
Như chúng ta biết, ngành Dược là ngành học kết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học - hai ngành trọng yếu mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người...
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện chỉ đạt khoảng 1,19/10.000 dân. Sự thiếu hụt nhân lực ngành Dược tại các bệnh viện, trung tâm y tế và công ty dược phẩm càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Dược với mức lương khởi điểm khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.
Nhiều người quan niệm học Dược chỉ có thể mở được quầy thuốc tại nhà hoặc buôn bán thuốc. Tuy nhiên viên thuốc được hình thành từ trên dây chuyền sản xuất, sau đó được phân phối đến tay người tiêu dùng trải qua rất nhiều giai đoạn . Cho nên, công việc của một dược sĩ cũng hết sức đa dạng. Thêm vào đó, làm việc trong ngành Dược cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty dược phẩm, thực phẩm chức năng hoặc mở tiệm thuốc của riêng mình.
2. Tốt nghiệp Dược sĩ làm công việc gì?
Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nguyện vọng và năng lực cá nhân Dược sĩ có thể đảm nhận ở nhiều vị trí khác nhau như:
- Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc cả về số lượng lẫn chất lượng, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu,...
- Làm việc tại các trường y dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,...
- Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,...
- Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Ngoài ra sinh viên sau khi ra trường còn có thể đảm nhận với nhiều vai trò như: Trình dược viên, Nhân viên tư vấn dược, các đơn vị có nhu cầu sử dụng Dược sĩ trình độ đại học. Đó cũng chính là lý do ngành Dược vinh dự nằm trong top những ngành có triển vọng trong tương lai, tạo bước đệm vững chắc cho những ai theo đuổi nó.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Phan Ngọc
Theo hutech.edu.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ngành Dược học là gì? Học ngành Dược ra trường làm gì?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 467
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1913
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4810
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1516
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1779
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1040
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1532
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công